Người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần như thế nào khi xin nghỉ việc để ra nước ngoài định cư?

Người lao động nghỉ việc để đi định cư thì việc yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ do người lao động tự thực hiện hay do người sử dung lao động giải quyết thay? Người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần như thế nào khi xin nghỉ việc để ra nước ngoài định cư?

Người lao động nghỉ việc để đi định cư thì việc yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần sẽ do người lao động tự thực hiện đúng không?

Căn cứ Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định về việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Ra nước ngoài để định cư;
c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;
d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.
...

Theo quy định trên, trường hợp người lao động thuộc đối tượng tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 xin nghỉ việc để đi định cư sẽ thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Tuy nhiên việc yêu cầu được hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải do chính người lao động thực hiện, người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải làm việc này.

Người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần như thế nào khi xin nghỉ việc để ra nước ngoài định cư?

Người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần như thế nào khi xin nghỉ việc để ra nước ngoài định cư? (Hình từ Internet)

Người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần như thế nào khi xin nghỉ việc để ra nước ngoài định cư?

Căn cứ khoản 1.2.3 Điều 6 Quy trình ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 đối với trường hợp người lao động nghỉ việc để ra nước ngoài định cư thì hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần cần có những giấy tờ sau:

(1) Sổ BHXH.

(2) Đơn đề nghị theo mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 (được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024) Tải về.

(3) Bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

- Hộ chiếu do nước ngoài cấp.

- Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài.

- Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

Hướng dẫn điền mẫu đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với trường hợp người lao động ra nước ngoài định cư?

Căn cứ theo mẫu số 14-HSB ban hành kèm theo Quyết định 166/QĐ-BHXH năm 2019 (được sửa đổi bởi điểm 1.2 khoản 1 Điều 2 Quyết định 686/QĐ-BHXH năm 2024) thì thông tin trong mẫu đơn đề nghị được điền như sau:

(1) Ghi đầy đủ họ và tên của người hưởng;

(2) Ghi số điện thoại. Trường hợp người lao động không có điện thoại thì có thể ghi số điện thoại của người thân khi cần liên lạc kèm theo họ và tên, mối quan hệ với người đó;

(3) Ghi đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;

(4) Trường hợp người được ủy quyền là người làm đơn thì ghi rõ: “Tôi là ... được ủy quyền làm đơn” còn không thì để trống. Ví dụ: Tôi là Nguyễn Văn A được ủy quyền làm đơn”; đồng thời nộp kèm theo Giấy ủy quyền.

(5) Đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và ghi cụ thể các thông tin.

(6) Trường hợp có yêu cầu khác thì ghi rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết.

Ví dụ: Trường hợp không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh nhân dân /hộ chiếu/căn cước công dân và hồ sơ hưởng, chờ hưởng BHXH thì ghi rõ không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh nhân dân/hộ chiếu căn cước công dân.

(7) Địa chỉ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH, nơi cư trú mới di chuyển đến: Ghi rõ số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố. Trường hợp đã xác định được điểm chi trả tại nơi đề nghị nhận thì ghi rõ.

(8) Đánh dấu vào các ô tương ứng để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp.

Nếu nhận trợ cấp một lần bằng tiền mặt thì đánh dấu tiếp để chọn nơi nhận là tại cơ quan BHXH hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH; nếu nhận thông qua tài khoản ATM thì ghi bổ sung số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.

(9) Trường hợp người lao động tham gia BHXH bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH có yêu cầu nhận BHXH một lần thì ghi rõ:

"Tôi đã được giải thích, hướng dẫn về điều kiện hưởng BHXH một lần. Tôi cam kết trong thời gian 12 tháng kể từ ngày nghỉ việc (hoặc ngày dừng đóng BHXH tự nguyện) và tại thời điểm hưởng BHXH một lần, nếu có việc làm tiếp tục đóng BHXH thì sẽ hoàn trả số tiền đã hưởng BHXH 1 lần không đúng quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam kết."

Trường hợp nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu hoặc bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bổ sung giải trình trong thời gian nộp hồ sơ chậm có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không (nếu có thì ghi cụ thể thời gian xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam) hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.

Bảo hiểm xã hội một lần Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Bảo hiểm xã hội một lần:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách rút bảo hiểm xã hội 1 lần 2025 mới nhất? Cần lưu ý những gì khi thực hiện rút BHXH 1 lần online?
Pháp luật
Nhận bảo hiểm xã hội một lần ở BHXH tỉnh hay ở huyện? Người lao động được chi trả bảo hiểm xã hội một lần sau bao lâu kể từ khi nộp đủ hồ sơ?
Pháp luật
Ung thư giai đoạn mấy được rút bảo hiểm xã hội một lần? Mức rút bảo hiểm xã hội một lần là bao nhiêu?
Pháp luật
Tải về File excel tính số tiền nhận bảo hiểm xã hội 1 lần: Thời gian đóng BHXH từ 12 tháng trở lên và dưới 12 tháng?
Pháp luật
Người lao động Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người lao động được hưởng BHXH một lần khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên không? Thời điểm được chi trả BHXH một lần là khi nào?
Pháp luật
Thời gian nghỉ chế độ ốm đau trong một năm khi bị bệnh lao trong bao lâu? Bị bệnh lao thì có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Pháp luật
Được rút bảo hiểm xã hội một lần khi đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần mới nhất hiện nay theo Quyết định 3612? Hướng dẫn viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần?
Pháp luật
Bị bệnh lao phổi nặng có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không? Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội một lần
516 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội một lần

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội một lần

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào