Người lao động làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ của họ có được trả lại không?
- Người lao động làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ của họ có được trả lại không?
- Nếu tiền ký quỹ là khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì khi người lao động bỏ trốn sẽ giải quyết thế nào?
- Trình tự xử lý tiền ký quỹ của người lao động được quy định như thế nào?
Người lao động làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ của họ có được trả lại không?
Tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg quy định như sau:
Xử lý tiền ký quỹ
1. Tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động được xử lý trong các trường hợp sau:
a) Người lao động bỏ trốn khỏi nơi đang làm việc theo Hợp đồng lao động (kể cả bỏ trốn ngay sau khi đến Hàn Quốc);
b) Người lao động ở lại Hàn Quốc trái phép sau khi chấm dứt Hợp đồng lao động (bao gồm hoàn thành hợp đồng hoặc chấm dứt trước thời hạn) và hết hạn cư trú.
2. Đối với khoản tiền không vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ, tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc.
Như vậy, trong trường hợp người lao động làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ sẽ không được trả lại mà được xử lý theo quy định của pháp luật (bao gồm cả gốc và lãi).
Người lao động làm việc tại Hàn Quốc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng lao động thì tiền ký quỹ có được trả lại không? (hình từ Internet)
Nếu tiền ký quỹ là khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì khi người lao động bỏ trốn sẽ giải quyết thế nào?
Theo khoản 3 Điều 10 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg quy định về việc xử lý tiền ký quỹ như sau:
Xử lý tiền ký quỹ
...
3. Đối với khoản tiền vay Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ, tiền ký quỹ (bao gồm cả gốc và lãi) của người lao động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được xử lý theo thứ tự như sau:
a) Trả khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (Ngân hàng Chính sách xã hội đối chiếu việc trả nợ vay của người lao động và khấu trừ nợ từ tài khoản ký quỹ của người lao động);
b) Chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo đó, nếu tiền ký quỹ là khoản vay tại Ngân hàng Chính sách xã hội để ký quỹ thì khi người lao động bỏ trốn sẽ xử lý như sau:
- Trả khoản vay của Ngân hàng Chính sách xã hội (Ngân hàng Chính sách xã hội đối chiếu việc trả nợ vay của người lao động và khấu trừ nợ từ tài khoản ký quỹ của người lao động);
- Chuyển vào ngân sách nhà nước cấp tỉnh nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc số tiền còn lại sau khi trả nợ vay Ngân hàng Chính sách xã hội.
Trình tự xử lý tiền ký quỹ của người lao động được quy định như thế nào?
Tại Điều 11 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg quy định về trình tự, thủ tục xử lý tiền ký quỹ như sau:
(1) Định kỳ hàng tháng, Trung tâm Lao động ngoài nước thông báo công khai trên trang thông tin điện tử danh sách người lao động thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg;
- Đồng thời gửi thông tin đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc để kiểm tra, xác minh.
(2) Trong thời hạn 40 ngày làm việc kể từ ngày thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước mà người lao động không có ý kiến phản hồi và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội không có kết quả xác minh khác, Trung tâm Lao động ngoài nước đơn phương thanh lý Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo quy định pháp luật và thông báo bằng văn bản (lập cho từng người lao động) cho Ngân hàng Chính sách xã hội và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động đăng ký thường trú trước khi đi làm việc tại Hàn Quốc về việc người lao động thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 10 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg kèm theo thông tin liên quan bao gồm dữ liệu điện tử.
(3) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thông báo cho người lao động và gia đình người lao động.
(4) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Trung tâm Lao động ngoài nước, Ngân hàng Chính sách xã hội thông báo cho chi nhánh, phòng giao dịch nơi nhận ký quỹ làm thủ tục tất toán tài khoản ký quỹ của người lao động và xử lý tiền ký quỹ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 10 Quyết định 12/2020/QĐ-TTg, đồng thời thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Lưu ý: Các quy định nêu trên chỉ áp dụng đối với trường hợp người lao động làm việc tại Hàn Quốc theo Chương trình EPS (Thỏa thuận về phái cử và tiếp nhận lao động Việt Nam trong Chương trình Cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?