Người lao động là người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam không?
- Người lao động là người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam không?
- Trình tự tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người nước ngoài được quy định như thế nào?
- Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là người nước ngoài được quy định như thế nào?
Người lao động là người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam không?
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Người lao động đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều 187 của Bộ luật Lao động."
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 152/2020/NĐ-CP về việc di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp được hiểu như sau:
"1. Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục."
Theo đó, trường hợp người lao động là người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng liên tục thì không được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật hiện hành.
Người lao động là người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có được tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam không?
Trình tự tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người nước ngoài được quy định như thế nào?
Trình tự, thủ tục tham gia, giải quyết bảo hiểm xã hội được quy định tại Điều 15 Nghị định 143/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"1. Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội và trình tự, thủ tục giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện theo trình tự, thủ tục đối với lao động Việt Nam và thực hiện theo quy định tại Chương VII của Luật bảo hiểm xã hội; Điều 57, 58, 59, 60, 61 và 62 của Luật an toàn, vệ sinh lao động; Điều 5 của Nghị định số 115/2015/NĐ-CP; Điều 9, 10, 13, 14, 17, 18, 21, 22, 25 và Điều 26 Nghị định số 37/2016/NĐ-CP trừ quy định tại khoản 3 Điều này và Điều 16 của Nghị định này.
2. Hồ sơ tham gia, giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động tại khoản 1 Điều này do cơ quan nước ngoài cấp thì phải được dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
3. Giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Trong thời hạn 10 ngày tính đến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc thời điểm giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề, giấy phép hành nghề hết hiệu lực (tùy thuộc điều kiện nào đến trước) mà người lao động không tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc không được gia hạn giấy phép, người lao động có yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Chế độ ốm đau của bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động là người nước ngoài được quy định như thế nào?
Trong trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, chế độ ốm đau được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 143/2018/NĐ-CP cụ thể như sau:
"Điều 6. Chế độ ốm đau
1. Điều kiện hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian hưởng chế độ ốm đau
a) Thời gian hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 26 của Luật bảo hiểm xã hội;
b) Thời gian hưởng chế độ khi con ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 27 của Luật bảo hiểm xã hội.
3. Mức hưởng chế độ ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật bảo hiểm xã hội.
4. Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau thực hiện theo quy định tại Điều 29 của Luật bảo hiểm xã hội."
Như vậy, pháp luật hiện hành quy định cụ thể những trường hợp người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam được tham gia và không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Đồng thời, trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và chế độ ốm đau áp dụng với các đối tượng được hưởng cũng được quy định cụ thể như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu danh sách đề nghị tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng mới nhất là mẫu nào?
- Lỗi phạt nguội bao lâu thì lên hệ thống 2025? Cách check Biển số xe bị phạt nguội trên csgt vn?
- Cán bộ, công chức, viên chức tinh giản biên chế theo Nghị định 29 được hưởng chế độ chính sách tại Nghị định 178 khi nào?
- Lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy 2025? Mức phạt lỗi không chấp hành thổi nồng độ cồn xe máy?
- Mẫu Nhật ký công tác triển khai dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin mới nhất? Nội dung nhật ký gồm những thông tin cơ bản nào?