Người lao động đang làm thủ tục chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó có được tính vào thời gian tham gia BHYT không?
- Người lao động đang làm thủ tục chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó có được tính vào thời gian tham gia BHYT không?
- Thẻ bảo hiểm y tế của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có giá trị sử dụng từ thời điểm nào?
- Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao nhiêu?
Người lao động đang làm thủ tục chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó có được tính vào thời gian tham gia BHYT không?
Thời gian tham gia bảo hiểm y tế được quy định tại khoản 5 Điều 12 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Thẻ bảo hiểm y tế
...
5. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên đối với đối tượng phải cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh. Thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục là thời gian sử dụng ghi trên thẻ bảo hiểm y tế lần sau nối tiếp lần trước; trường hợp gián đoạn tối đa không quá 03 tháng.
Người được cơ quan có thẩm quyền cử đi công tác, học tập, làm việc hoặc theo chế độ phu nhân, phu quân hoặc con đẻ, con nuôi hợp pháp dưới 18 tuổi đi theo bố hoặc mẹ công tác nhiệm kỳ tại cơ quan Việt Nam ở nước ngoài thì thời gian ở nước ngoài được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động khi đi lao động ở nước ngoài thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi đi lao động ở nước ngoài được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế nếu tham gia bảo hiểm y tế khi về nước trong thời gian 30 ngày kể từ ngày nhập cảnh.
Người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp theo quy định của Luật việc làm thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật bảo hiểm y tế khi nghỉ hưu, xuất ngũ, chuyển ngành hoặc thôi việc, nếu thời gian học tập, công tác trong quân đội nhân dân, công an nhân dân và tổ chức cơ yếu chưa tham gia bảo hiểm y tế thì thời gian đó được tính là thời gian tham gia bảo hiểm y tế liên tục.
...
Theo quy định, người lao động trong thời gian làm thủ tục chờ hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế trước đó được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Như vậy, đối chiếu với trường hợp của anh thì thời gian anh đã tham gia bảo hiểm y tế trước khi nghỉ việc được tính là thời gian đã tham gia bảo hiểm y tế.
Người lao động đang làm thủ tục chờ hưởng trợ cấp thất nghiệp thì thời gian đã tham gia BHYT trước đó có được tính vào thời gian tham gia BHYT không? (Hình từ Internet)
Thẻ bảo hiểm y tế của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có giá trị sử dụng từ thời điểm nào?
Thẻ bảo hiểm y tế của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Thời hạn thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng
1. Đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
2. Đối với đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định này:
a) Trường hợp trẻ em sinh trước ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 9 của năm trẻ đủ 72 tháng tuổi;
b) Trường hợp trẻ sinh sau ngày 30 tháng 9: Thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết ngày cuối của tháng trẻ đủ 72 tháng tuổi.
3. Đối với đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 3 Nghị định này, thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng từ ngày được hưởng trợ cấp xã hội tại quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
...
Như vậy, theo quy định, thẻ bảo hiểm y tế của người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có giá trị sử dụng từ tháng đầu tiên hưởng trợ cấp thất nghiệp ghi trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của cơ quan nhà nước cấp có thẩm quyền.
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp là bao nhiêu?
Mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại điểm d khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hàng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
...
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
...
Như vậy, theo quy định, mức đóng bảo hiểm y tế đối với người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?