Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và không tìm được việc sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ thì có đủ điều kiện được hỗ trợ học nghề không?
Người lao động thất nghiệp hơn 15 ngày thì có được hỗ trợ học nghề không?
Điều kiện để người lao động được hỗ trợ học nghề được quy định tại Điều 55 Luật Việc làm 2013 như sau:
Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 43 của Luật này đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hỗ trợ học nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
(1) Đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều 49 của Luật này, cụ thể như sau:
- Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;
- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm theo quy định tại khoản 1 Điều 46 của Luật này;
- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ các trường hợp sau đây:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
+ Chết.
(2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc theo quy định của pháp luật.
Tải mẫu đơn Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất hiện nay tại đây
Trợ cấp thất nghiệp
Người lao động chuẩn bị hồ sơ hưởng hỗ trợ học nghề gồm những gì?
Theo khoản 13 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP quy định về hồ sơ đề nghị hưởng hỗ trợ như sau:
- Người lao động đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Điều 55 Luật Việc làm có nhu cầu học nghề được hỗ trợ 01 lần để học 01 nghề tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học có đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp trình độ cao đẳng, doanh nghiệp được thực hiện hoạt động giáo dục nghề nghiệp tham gia đào tạo nghề nghiệp cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là cơ sở đào tạo nghề nghiệp). Phương thức hỗ trợ kinh phí học nghề được thực hiện thông qua cơ sở đào tạo nghề nghiệp.
- Người lao động có nhu cầu học nghề thì phải nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề cho trung tâm dịch vụ việc làm
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 1 Điều 24 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
+ Hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 24 đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định này nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động có nhu cầu học nghề.
Người lao động hưởng hỗ trợ học nghề được giải quyết theo thủ tục nào?
Thủ tục giải quyết hồ sơ hỗ trợ học nghề cho người lao động được thực hiện theo khoản 13 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP như sau:
- Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề và trao cho người lao động phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ học nghề, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xác định cụ thể nghề, thời gian hỗ trợ học nghề, thời điểm bắt đầu học nghề, mức hỗ trợ học nghề, cơ sở đào tạo nghề nghiệp để trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quyết định việc hỗ trợ học nghề cho người lao động.
Thời điểm bắt đầu học nghề của người lao động là thời điểm sau khi ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề nhưng không quá 03 tháng kể từ ngày ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề đối với trường hợp không thuộc diện đang hưởng trợ cấp thất nghiệp và không quá 03 tháng kể từ ngày hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với trường hợp đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trường hợp người lao động có nhu cầu tham gia khóa đào tạo nghề đang được cơ sở đào tạo nghề nghiệp thực hiện thì người lao động vẫn được hỗ trợ tham gia khóa học nghề này nếu thời điểm bắt đầu đào tạo nghề tính đến thời điểm ban hành quyết định về việc hỗ trợ học nghề không quá 01 tháng và cơ sở đào tạo nghề nghiệp đảm bảo dạy bù đầy đủ kiến thức của khoảng thời gian trước khi người lao động tham gia học nghề.
Quyết định về việc hỗ trợ học nghề thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện chi trả cho cơ sở đào tạo nghề nghiệp; 01 bản đến cơ sở đào tạo nghề nghiệp để thực hiện việc đào tạo nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động.
Trường hợp người lao động không được hỗ trợ học nghề thì trung tâm dịch vụ việc làm phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp người lao động đã có quyết định hỗ trợ học nghề nhưng chưa tham gia khóa đào tạo nghề hoặc đang tham gia khóa đào tạo nghề mà bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp thì vẫn được hỗ trợ học nghề theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ học nghề.
- Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hỗ trợ học nghề hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hỗ trợ học nghề. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề của người lao động theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị định này. Quyết định về việc hủy quyết định hỗ trợ học nghề được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không thực hiện chi trả tiền hỗ trợ học nghề cho cơ sở đào tạo nghề nghiệp; 01 bản đến cơ sở đào tạo nghề nghiệp để không thực hiện việc dạy nghề cho người lao động; 01 bản đến người lao động.
- Cơ sở đào tạo nghề nghiệp tổ chức dạy nghề cho người lao động theo quyết định về việc hỗ trợ học nghề của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và hằng tháng có trách nhiệm lập danh sách có chữ ký của người lao động đang học nghề chuyển cho cơ quan bảo hiểm xã hội để thanh quyết toán kinh phí hỗ trợ học nghề.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?