Người lao động có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn như thế nào?
- Người lao động có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn như thế nào?
- Việc cho vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện như thế nào?
- Người lao động vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội được sử dụng vốn vay như thế nào?
Người lao động có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội cần chuẩn bị hồ sơ vay vốn như thế nào?
Hồ sơ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua nhà ở xã hội (Hình từ Internet)
Theo quy định tại khoản 8 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 thì hồ sơ vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội bao gồm:
- Giấy đề nghị vay vốn theo mẫu số 01/NƠXH tải về;
- Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở
Đối với người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm c khoản 2 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016: Giấy xác nhận theo mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD;
- Giấy chứng minh về điều kiện thu nhập
+ Đối với người lao động thuộc đối tượng nêu trên thì việc xác nhận về điều kiện thu nhập thực hiện đồng thời với việc xác nhận đối tượng và thực trạng nhà ở áp dụng theo mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD; Tải về
+ Đối với người lao động thuộc đối tượng nêu trên đã được xác nhận về đối tượng và điều kiện để được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội trước ngày 15/8/2016, nhưng chưa có xác nhận về điều kiện thu nhập thì phải xác nhận bổ sung về điều kiện thu nhập theo mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD. Tải về
+ Đối với người lao động thuộc đối tượng nêu trên đã nghỉ việc, nghỉ chế độ theo quy định của pháp luật tự khai và tự chịu trách nhiệm về mức thu nhập của bản thân theo mẫu số 9 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD (không cần phải có xác nhận). Tải về
- Giấy tờ chứng minh về điều kiện cư trú
Đối với vay vốn để mua nhà ở xã hội: Bản sao có chứng thực hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phương nơi có nhà ở xã hội xin mua.
Trường hợp người vay vốn không có hộ khẩu thường trú theo quy định thì phải có:
+ Bản sao có chứng thực giấy đăng ký tạm trú có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn;
+ Bản sao có chứng thực hợp đồng lao động có thời hạn từ một năm trở lên tính đến thời điểm nộp đơn hoặc hợp đồng không xác định thời hạn;
+ Giấy xác nhận (hoặc giấy tờ chứng minh) về việc có đóng bảo hiểm xã hội của cơ quan bảo hiểm tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người đó đăng ký mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Trường hợp đối tượng làm việc cho chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội mà việc đóng bảo hiểm thực hiện tại địa phương nơi đặt trụ sở chính thì phải có giấy xác nhận của cơ quan, đơn vị nơi đặt trụ sở chính về việc đóng bảo hiểm.
- Ngoài giấy tờ trên, đối với trường hợp vay vốn để mua nhà ở xã hội phải có các giấy tờ sau:
+ Bản sao có chứng thực Hợp đồng mua bán nhà ở xã hội theo mẫu số 01 tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD; Tải về
+ Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh đã đóng tiền cho chủ đầu tư để mua, thuê mua nhà ở xã hội theo Hợp đồng đã ký;
+ Biên bản bàn giao nhà ở giữa người vay vốn để thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư.
Việc cho vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội được thực hiện như thế nào?
Căn cứ khoản 7 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 quy định về phương thức cho vay vốn ưu đãi như sau:
7. Phương thức cho vay
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện, có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị-xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Người vay vốn là thành viên của Tổ tiết kiệm vay vốn (TK&VV) được thành lập và hoạt động theo quy định của NHCSXH.
Theo đó, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện cho vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội theo phương thức như sau:
- Cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội cấp tỉnh hoặc Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội cấp huyện;
- Có ủy thác một số nội dung công việc cho các tổ chức chính trị-xã hội, gồm: Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Người lao động vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội được sử dụng vốn vay như thế nào?
Tại điểm a khoản 10 Hướng dẫn 2526/NHCS-TDSV năm 2016 quy định về việc giải ngân vốn vay cho người lao động vay vốn ưu đãi để mua nhà ở xã hội như sau:
- Tiền vay được Ngân hàng Chính sách xã hội chuyển khoản cho chủ đầu tư.
- Mỗi lần giải ngân, người vay vốn gửi Giấy đề nghị giải ngân theo mẫu số 15/NƠXH Tải về đến Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay kèm giấy đề nghị thanh toán hoặc thông báo nộp tiền của chủ đầu tư.
- Cán bộ tín dụng kiểm tra, Tổ trưởng/Trưởng phòng tín dụng kiểm soát trình Giám đốc phê duyệt.
- Người vay vốn ký xác nhận vào Phụ lục Hợp đồng tín dụng, phần theo dõi cho vay - thu nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?