Người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu đi làm lại thì người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người đó không?
Công ty mời người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu đi làm lại có phải ký hợp đồng lao động với người đó không?
Căn cứ khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sử dụng người lao động cáo tuổi:
"Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn."
Theo đó, khi sử dụng người lao đông cao tuổi, người sử dụng lao động có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Như vậy, được hiểu rằng vẫn phải ký hợp động lao động khi tuyển dụng lao động cao tuổi đã nghỉ hưu vào làm việc.
Người lao động cao tuổi
Người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu đi làm lại thì người sử dụng lao động có phải đóng bảo hiểm xã hội cho người đó không?
Căn cứ khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019 quy định về sử dụng người lao động cao tuổi:
"Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động."
Căn cứ Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chuyển tiếp về các giải quyết hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội:
"Điều 123. Quy định chuyển tiếp
...
7. Hằng năm, Nhà nước chuyển từ ngân sách một khoản kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội để bảo đảm trả đủ lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995; đóng bảo hiểm xã hội cho thời gian làm việc trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 đối với người quy định tại khoản 6 Điều này.
8. Người lao động đủ điều kiện và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì vẫn thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội số 71/2006/QH11.
9. Người hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc."
Căn cứ khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp:
"Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp."
Theo đó, người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu thì không phải là đối tượng đóng bảo hiểm xã hội nếu như đi làm. Nhưng công ty có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định trên.
Có thể sử dụng người lao động cao tuổi đến năm họ bao nhiêu tuổi?
Căn cứ khoản 4 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hưu cao hơn tuổi quy định
"Điều 169. Tuổi nghỉ hưu
4. Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Theo đó, người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi so với quy định tại khoản 2 Điều này tại thời điểm nghỉ hưu.
Tuy nhiên, trong trường hợp này người lao động cao tuổi đã nghỉ hưu và được mời đi làm lại cho nên không phải là nghỉ hưu ở tuổi cao hơn tuổi quy định nên công ty bạn có thể thỏa thuận với người lao động cao tuổi này số năm làm thêm mà không bị giới hạn số tuổi tối đa (không có quy định giới hạn độ tuổi làm việc).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?