Người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân là bao lâu?
Người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân thì có bị xử phạt vi phạm hành chính không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 38 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá như sau:
Vi phạm quy định về thuyền viên, người làm việc trên tàu cá
1. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với thuyền viên, người làm việc trên tàu cá không mang theo giấy tờ tùy thân.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với thuyền viên trên tàu cá không có tên trong Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá.
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối một trong các hành vi sau đây:
a) Thuyền trưởng, máy trưởng không có văn bằng hoặc chứng chỉ theo quy định
b) Không có Sổ danh bạ thuyền viên tàu cá theo quy định.
4. Đối với hành vi không mua bảo hiểm cho thuyền viên tàu cá bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên dưới 3 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
b) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 3 dưới 5 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 5 đến dưới 10 thuyền viên làm việc trên tàu cá;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với chủ tàu cá không mua bảo hiểm thuyền viên từ 10 thuyền viên trở lên làm việc trên tàu cá.
Theo khoản 2 Điều 5 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền trong hoạt động thủy sản như sau:
Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền trong hoạt động thủy sản
1. Mức phạt tiền tối đa đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 40 Nghị định này. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức bằng hai lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Theo quy định trên, người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Người làm việc trên tàu cá (Hình từ Internet)
Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân không?
Theo quy định tại khoản 7 Điều 54 Nghị định 42/2019/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
...
7. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường:
a) Đội trưởng Đội Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 12; Điều 13; khoản 1 Điều 14; khoản 3 Điều 19; các điểm a, b, c khoản 1 Điều 41 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
b) Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh và Cục trưởng Cục Nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 Điều 15; khoản 1 Điều 18; khoản 3 Điều 19 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này;
c) Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 11; khoản 1 Điều 14; khoản 2 và khoản 3 Điều 15; Điều 18; khoản 3 Điều 19; Điều 32; Điều 41; Điều 42 và khoản 1 Điều 44 Nghị định này.
...
Theo đó, dựa trên phân định thẩm quyền xử phạt thì Đội trưởng Đội Quản lý thị trường không có thẩm quyền xử phạt người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân là bao lâu?
Căn cứ Điều 3 Nghị định 42/2019/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản là một năm; trừ các trường hợp vi phạm hành chính về sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu tàu cá, giống thủy sản, thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính là hai năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người làm việc trên tàu cá không mang theo căn cước công dân là 01 năm.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn đại bác và lịch diễu binh ngày 27 4 tại TPHCM phục vụ lễ 30/4 kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước?
- XEM TRỰC TIẾP Lộ trình chặng 22 Cúp Truyền hình 2025 và kết quả? Xem trực tiếp đua xe đạp Cúp Truyền hình 2025 chặng 22?
- Mẫu báo cáo tình hình thực hiện đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2025?
- Lịch concert quốc gia 27 4? Lịch trình concert quốc gia 27 4 chi tiết thế nào? Hướng dẫn đi concert quốc gia?
- Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ kỹ thuật là gì? Chức năng của Trung tâm Chuyển giao công nghệ và Hỗ trợ kỹ thuật là gì?