Người làm thẻ sinh viên giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 7 năm tù? Sử dụng thẻ sinh viên giả để đi thi hộ thì bị phạt bao nhiêu?
Người làm thẻ sinh viên giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 7 năm tù?
Theo quy định tại Điều 2 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT thì sinh viên được hiểu là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học.
Đồng thời, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 15 Quy chế công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo đại học hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT, có thể thấy thẻ sinh viên chỉ là một loại giấy tờ mà cơ sở giáo dục cấp để quản lý sinh viên đó trong thời gian theo học tại trường.
Căn cứ Điều 341 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 126 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:
Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Như vậy, hành vi làm thẻ sinh viên giả có thể được xem là phạm tội làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 3 đến 7 năm tù nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
(1) Làm giả từ 06 thẻ sinh viên trở lên;
(2) Sử dụng thẻ sinh viên để thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
(3) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Người làm thẻ sinh viên giả có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 7 năm tù? (Hình từ Internet)
Người sử dụng thẻ sinh viên giả để đi thi hộ cho người khác thì bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Hình thức xử phạt đối với hành vi sử dụng thẻ sinh viên giả để đi thi hộ được quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 04/2021/NĐ-CP như sau:
Vi phạm quy định về thi
...
3. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về thi theo các mức phạt sau:
a) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi vào khu vực tổ chức thi, chấm thi khi không được phép; mang tài liệu, thông tin, vật dụng không được phép vào phòng thi, khu vực chấm thi;
b) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi làm bài hộ thí sinh hoặc trợ giúp thí sinh làm bài;
c) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi viết thêm hoặc sửa chữa nội dung bài thi hoặc sửa điểm bài thi trái quy định nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
Đồng thời, căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 04/2021/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP) như sau:
Hình thức xử phạt và mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục
...
3. Mức tiền phạt trong lĩnh vực giáo dục:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giáo dục đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức, trừ quy định tại khoản 5 Điều 9, khoản 2 Điều 11, khoản 1 và các điểm a, b, c, d, e khoản 3 Điều 14, điểm b khoản 3 Điều 21, khoản 1 Điều 23, khoản 1 Điều 29 của Nghị định này là mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Cùng một hành vi vi phạm hành chính, mức phạt tiền đối với cá nhân bằng một phần hai mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, theo quy định, người sử dụng thẻ sinh viên giả để đi thi hộ cho người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thi hộ cho người khác là bao lâu?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 3a Nghị định 04/2021/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 127/2021/NĐ-CP) thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi thi hộ cho người khác là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?