Người làm công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? Văn thư Tòa án nhân dân có nhiệm vụ như thế nào?
Người làm công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Người làm công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân cần đáp ứng tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Theo Điều 4 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Tiêu chuẩn cán bộ văn thư
Người làm công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ văn thư và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được xếp ngạch bậc và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Người được bố trí làm công tác văn thư phải có đủ tiêu chuẩn nghiệp vụ của ngạch công chức quản lý văn thư theo quy định tại Thông tư số 02/2021/TT-BNV ngày 11/6/2021 của Bộ Nội vụ quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.
Theo đó, căn cứ trên quy định người làm công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân phải có đủ các tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật hoặc được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ văn thư và kiến thức cần thiết khác phù hợp với công việc; được xếp ngạch bậc và được hưởng chế độ, quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Có bao nhiêu ngạch công chức chuyên ngành văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định như sau:
Chức danh, mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư
....
2. Các ngạch công chức chuyên ngành văn thư:
a) Văn thư viên chính Mã số: 02.006
b) Văn thư viên Mã số: 02.007
c) Văn thư viên trung cấp Mã số: 02.008
Theo đó, công chức chuyên ngành văn thư bao gồm 03 ngạch:
- Văn thư viên chính Mã số: 02.006
- Văn thư viên Mã số: 02.007
- Văn thư viên trung cấp Mã số: 02.008
Xem thêm: Điều 10 Thông tư 02/2021/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV), Điều 11 Thông tư 02/2021/TT-BNV (được sửa đổi bởi khoản 8 Điều Thông tư 06/2022/TT-BNV) và Điều 12 Thông tư 02/2021/TT-BNV quy định cụ thể về tiêu chuẩn nghiệp vụ của các ngạch công chức chuyên ngành văn thư.
Văn thư Tòa án nhân dân có nhiệm vụ như thế nào?
Theo Điều 8 Quy chế công tác văn thư trong hệ thống Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 01/QĐ-TANDTC năm 2022 quy định như sau:
Nhiệm vụ của Văn thư Tòa án nhân dân
1. Giúp Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
a) Tham mưu xây dựng, trình lãnh đạo Tòa án nhân dân ban hành các chế độ, quy định về công tác văn thư; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
b) Tham mưu việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và Tòa án nhân dân tối cao về công tác văn thư trong Tòa án nhân dân.
c) Tham mưu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư trong các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
đ) Giúp Lãnh đạo Văn phòng xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định về công tác văn thư.
g) Báo cáo sơ kết, tổng kết và tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực văn thư của Tòa án nhân dân.
h) Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác văn thư theo quy định.
2. Thực hiện công tác văn thư Tòa án nhân dân các cấp, gồm các công việc sau:
a) Tiếp nhận, phân loại, xử lý, đăng ký công văn, đơn thư, hồ sơ đến, trình lãnh đạo phê duyệt, giải quyết và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân thực hiện theo quy định.
b) Tiếp nhận công văn, hồ sơ đi, kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; nhân bản; đóng dấu cơ quan, dấu thể hiện mức độ khẩn, mật của văn bản (nếu có).
c) Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển giao và theo dõi việc phát hành văn bản, hồ sơ vụ án chuyển đi theo quy định.
d) Sắp xếp hồ sơ, tài liệu một cách khoa học, bảo quản an toàn và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu.
đ) Quản lý hệ thống sổ sách và cơ sở dữ liệu, đăng ký, quản lý văn bản; cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.
g) Quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan và các loại con dấu khác theo quy định của pháp luật.
h) Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan theo quy định.
Theo đó, văn thư Tòa án nhân dân có các nhiệm vụ sau:
- Giúp Chánh Văn phòng Tòa án nhân dân các cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
+ Tham mưu xây dựng, trình lãnh đạo Tòa án nhân dân ban hành các chế độ, quy định về công tác văn thư; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ vào công tác văn thư.
+ Tham mưu việc chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật và Tòa án nhân dân tối cao về công tác văn thư trong Tòa án nhân dân.
+ Tham mưu, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ văn thư trong các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý.
+ Giúp Lãnh đạo Văn phòng xây dựng kế hoạch dài hạn, ngắn hạn; tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ chính sách, các quy định về công tác văn thư.
+ Báo cáo sơ kết, tổng kết và tổ chức thực hiện các hoạt động thi đua, khen thưởng trong lĩnh vực văn thư của Tòa án nhân dân.
+ Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về công tác văn thư theo quy định.
- Thực hiện công tác văn thư Tòa án nhân dân các cấp, gồm các công việc sau:
+ Tiếp nhận, phân loại, xử lý, đăng ký công văn, đơn thư, hồ sơ đến, trình lãnh đạo phê duyệt, giải quyết và chuyển giao cho các đơn vị, cá nhân thực hiện theo quy định.
+ Tiếp nhận công văn, hồ sơ đi, kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản; ghi số, ngày, tháng, năm ban hành văn bản; nhân bản; đóng dấu cơ quan, dấu thể hiện mức độ khẩn, mật của văn bản (nếu có).
+ Đăng ký, làm thủ tục phát hành, chuyển giao và theo dõi việc phát hành văn bản, hồ sơ vụ án chuyển đi theo quy định.
+ Sắp xếp hồ sơ, tài liệu một cách khoa học, bảo quản an toàn và phục vụ việc tra cứu, sử dụng bản lưu.
+ Quản lý hệ thống sổ sách và cơ sở dữ liệu, đăng ký, quản lý văn bản; cấp giấy giới thiệu, giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức trong cơ quan.
+ Quản lý và sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan và các loại con dấu khác theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn cán bộ, công chức, viên chức các đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân lập hồ sơ hiện hành và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào lưu trữ cơ quan theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?