Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?
- Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng gồm những ai?
- Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?
- Thời gian huấn luyện lần đầu về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng đối với người làm công tác chỉ huy, quản lý ít nhất bao nhiêu giờ?
Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng gồm những ai?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định đối tượng tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Đối tượng tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Nhóm 1: Người làm công tác chỉ huy, quản lý
a) Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương, sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên;
b) Cấp phó của các đơn vị theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
c) Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.
2. Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động
a) Cán bộ được các đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều này giao nhiệm vụ chuyên trách, bán chuyên trách về công tác an toàn, vệ sinh lao động của đơn vị;
b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
...
Theo đó, người làm công tác chỉ huy, quản lý thuộc nhóm 1 tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng gồm:
- Chỉ huy trưởng các đơn vị cấp trung đoàn và tương đương, sư đoàn và tương đương; tổng giám đốc, giám đốc các doanh nghiệp tương đương cấp trung đoàn trở lên;
- Cấp phó của các đơn vị theo quy định trên được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động;
- Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kỹ thuật cấp trung đoàn, sư đoàn và tương đương; chủ nhiệm, phó chủ nhiệm kho vũ khí, đạn dược, hóa chất, xăng dầu cấp chiến thuật, chiến dịch, chiến lược.
Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng (Hình từ Internet)
Người làm công tác chỉ huy, quản lý tham gia huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định nội dung huấn luyện an toàn vệ sinh lao động như sau:
Nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động
1. Huấn luyện nhóm 1:
a) Hệ thống chính sách, pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Nghiệp vụ công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm: Tổ chức, quản lý và thực hiện quy định về an toàn, vệ sinh lao động ở cơ quan, đơn vị. Quyền, nghĩa vụ của người chỉ huy đơn vị và người lao động trong công tác an toàn, vệ sinh lao động. Phân định trách nhiệm; giao quyền hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động; nội dung hoạt động của các tổ chức trong đơn vị về an toàn, vệ sinh lao động. Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc; biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động. Văn hóa an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
...
Như vậy, nhóm 1 người làm công tác chỉ huy, quản lý huấn luyện an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng về những nội dung sau:
- Hệ thống chính sách, pháp luật và quy định của Bộ Quốc phòng về an toàn vệ sinh lao động;
- Nghiệp vụ công tác an toàn vệ sinh lao động bao gồm:
+ Tổ chức, quản lý và thực hiện quy định về an toàn vệ sinh lao động ở cơ quan, đơn vị.
+ Quyền, nghĩa vụ của người chỉ huy đơn vị và người lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động.
+ Phân định trách nhiệm; giao quyền hạn về công tác an toàn vệ sinh lao động và nội dung hoạt động của các tổ chức trong đơn vị về an toàn vệ sinh lao động.
+ Kiến thức cơ bản về yếu tố nguy hiểm, có hại trong công việc và biện pháp phòng ngừa, cải thiện điều kiện lao động.
+ Văn hóa an toàn vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
Thời gian huấn luyện lần đầu về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng đối với người làm công tác chỉ huy, quản lý ít nhất bao nhiêu giờ?
Thời gian huấn luyện lần đầu căn cứ theo Điều 5 Thông tư 02/2017/TT-BQP quy định như sau:
Thời gian huấn luyện lần đầu
1. Nhóm 1 và nhóm 4: Ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
2. Nhóm 2: Ít nhất là 48 giờ, bao gồm cả thời gian huấn luyện lý thuyết, thực hành và kiểm tra.
3. Nhóm 3: Ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
4. Nhóm 5: Ít nhất là 56 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra. Trong đó, thời gian huấn luyện cấp Chứng chỉ chứng nhận chuyên môn y tế lao động ít nhất là 40 giờ, nội dung huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động ít nhất là 16 giờ.
5. Nhóm 6: Ít nhất là 4 giờ ngoài nội dung đã được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, thời gian huấn luyện lần đầu về an toàn vệ sinh lao động trong Bộ Quốc phòng đối với nhóm 1 những người làm công tác chỉ huy, quản lý là ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?