Người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có sức chở trên 12 người cho phương tiện rời bến khi nào?

Cho tôi hỏi, phương tiện có sức chở trên 12 người khi vận tải hành khách ngang sông cần đáp ứng điều kiện hoạt động như thế nào? Người lái cho phương tiện rời bến khi nào? Khi vận tải hành khách ngang sông, phương tiện có sức chở trên 12 người phải trang bị áo phao như thế nào? Trên đây là câu hỏi của chị Minh Châu tại Vĩnh Long.

Phương tiện có sức chở trên 12 người khi vận tải hành khách ngang sông cần đáp ứng điều kiện hoạt động như thế nào?

Theo điểm c khoản 1 Điều 78 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định thì vận tải hành khách ngang sông là một hình thức của vận tải hành khách đường thuỷ nội địa, là vận tải từ bờ bên này sang bờ bên kia, trừ vận tải ngang sông bằng phà.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 79 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định về vận tải hành khách ngang sông như sau:

Vận tải hành khách ngang sông
1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm điều kiện hoạt động theo quy định tại Điều 24 của Luật này.
...

Tại khoản 1 Điều 24 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004, được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014 quy định:

Điều kiện hoạt động của phương tiện
1. Đối với phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần trên 15 tấn, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính trên 15 sức ngựa, phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 26 của Luật này;
b) Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;
c) Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.
...

Như vậy, đối với phương tiện có sức chở trên 12 người khi hoạt động trên đường thủy nội địa phải bảo đảm các điều kiện sau

- Đạt tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định;

- Có giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa, giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; kẻ hoặc gắn số đăng ký, vạch dấu mớn nước an toàn, ghi số lượng người được phép chở trên phương tiện;

- Có đủ định biên thuyền viên và danh bạ thuyền viên theo quy định.

vận tải hành khách 3

Vận tải hành khách ngang sông (Hình từ Internet)

Người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có sức chở trên 12 người cho phương tiện rời bến khi nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 79 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định về vận tải hành khách ngang sông như sau:

Vận tải hành khách ngang sông
...
2. Ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 của Luật này, thuyền trưởng, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;
b) Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;
c) Chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn;
d) Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy định.
3. Hành khách phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của thuyền trưởng, người lái phương tiện.

Tại khoản 3 Điều 78 Luật Giao thông đường thuỷ nội địa 2004 quy định:

Vận tải hành khách đường thuỷ nội địa
...
3. Thuyền trưởng, người lái phương tiện chở khách hoặc phương tiện chở chung hành khách, hàng hoá phải thực hiện các quy định sau đây:
a) Trước khi khởi hành phải kiểm tra điều kiện an toàn đối với người và phương tiện; phổ biến nội quy an toàn và cách sử dụng các trang thiết bị an toàn cho hành khách; không để hành khách đứng, ngồi ở các vị trí không an toàn;
b) Xếp hàng hoá, hành lý của hành khách gọn gàng, không cản lối đi; yêu cầu hành khách mang theo động vật nhỏ phải nhốt trong lồng, cũi;
c) Không chở hàng hoá dễ cháy, dễ nổ, hàng độc hại, động vật lớn chung với hành khách; không để hành khách mang theo súc vật đang bị dịch bệnh lên phương tiện;
d) Khi có giông, bão không được cho phương tiện rời cảng, bến, nếu phương tiện đang hành trình thì phải tìm nơi trú ẩn an toàn.

Như vậy, ngoài việc thực hiện các quy định tại khoản 3 Điều 78 nêu trên, thuyền trưởng, người lái phương tiện vận tải hành khách ngang sông có sức chở trên 12 người phải thực hiện các quy định sau:

- Có đủ dụng cụ cứu sinh còn hạn sử dụng và bố trí đúng nơi quy định;

- Hướng dẫn hành khách lên, xuống; sắp xếp hàng hóa, hành lý; hướng dẫn hành khách ngồi bảo đảm ổn định phương tiện;

- Không chở người quá sức chở người của phương tiện, chở hàng hoá quá trọng tải quy định.

Trong đó, chỉ được cho phương tiện rời bến khi hành khách đã ngồi ổn định, hàng hóa, hành lý, xe máy, xe đạp đã xếp gọn gàng và sau khi đã kiểm tra phương tiện không chìm quá vạch dấu mớn nước an toàn.

Khi vận tải hành khách ngang sông, phương tiện có sức chở trên 12 người phải trang bị áo phao như thế nào?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 15/2012/TT-BGTVT quy định như sau:

Trang bị và bố trí áo phao, dụng cụ nổi cá nhân trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông
1. Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải trang bị đủ số lượng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, bảo đảm đáp ứng đủ số lượng cho tất cả mọi người được chở trên phương tiện (bao gồm hành khách, thuyền viên và người lái phương tiện).
2. Áo phao và dụng cụ nổi cá nhân sử dụng trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định và được bảo quản khô ráo, sạch sẽ và bảo đảm tính năng an toàn kỹ thuật khi sử dụng.
3. Áo phao, dụng cụ nổi cá nhân phải được để ở chỗ thuận tiện, dễ nhìn thấy, dễ lấy và không làm che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện thủy nội địa.

Theo đó, phương tiện có sức chở trên 12 ngườ khi vận tải hành khách ngang sông phải trang bị đủ số lượng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, bảo đảm đáp ứng đủ số lượng cho tất cả mọi người được chở trên phương tiện (bao gồm hành khách, thuyền viên và người lái phương tiện).

Áo phao và dụng cụ nổi cá nhân sử dụng trên phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải bảo đảm chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quy định và được bảo quản khô ráo, sạch sẽ và bảo đảm tính năng an toàn kỹ thuật khi sử dụng.

Áo phao, dụng cụ nổi cá nhân phải được để ở chỗ thuận tiện, dễ nhìn thấy, dễ lấy và không làm che khuất tầm nhìn của người lái phương tiện thủy nội địa.

Vận tải hành khách
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hành lý nào không được để trong khoang hành khách đối với dịch vụ vận tải hành khách trên đường thủy nội địa theo quy định?
Pháp luật
Cá nhân lái xe khách thực hiện các điểm đón trả khách trái phép ngoài các bến xe chính thức sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ vận tải hành khách bằng xe buýt được đầu tư xây dựng từ ngân sách nhà nước không?
Pháp luật
Xe khách giường nằm vận tải hành khách có bắt buộc phải dán phù hiệu xe tuyến cố định trên xe không?
Pháp luật
Mẫu bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo như thế nào?
Pháp luật
Tổ chức đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thì hồ sơ đăng ký gồm những gì?
Pháp luật
Giá vé xe khách trong các dịp lễ 10/3 hay 30/4 và 1/5 có được tăng hay không? Có các loại Giá dịch vụ tại bến xe khách nào khác hay không?
Pháp luật
Xe đưa đón học sinh phải cung cấp hành trình, màu sơn và thực hiện báo cáo theo Chỉ thị mới nhất của Thủ tướng Chính phủ?
Pháp luật
Tết Dương lịch, nhà xe có được tăng giá vé hay không? Nhà xe có bắt buộc niêm yết giá vé trong dịp Tết Dương lịch?
Pháp luật
Thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường tổn thất do hành khách bị thương trong lúc vận chuyển hành khách và hành lý bằng đường biển được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận tải hành khách
1,567 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận tải hành khách

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Vận tải hành khách

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào