Người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa có phải bồi thường khi phương tiện vận tải xuất bến không đúng thời gian quy định làm cho hàng hóa bị hư hỏng?
- Trường hợp phương tiện vận tải không xuất bến đúng thời gian quy định thì người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa có trách nhiệm gì?
- Người kinh doanh vận tải có lỗi dẫn đến phương tiện vận tải xuất bến không đúng thời gian quy định làm cho hàng hóa bị hư hỏng thì có phải bồi thường không?
- Việc giải quyết tranh chấp trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Trường hợp phương tiện vận tải không xuất bến đúng thời gian quy định thì người kinh doanh vận tải trên đường thủy nội địa có trách nhiệm gì?
Phương tiện vận tải không xuất bến đúng thời gian quy định (Hình từ Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 19 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Trường hợp do lỗi của người kinh doanh vận tải
1. Trường hợp phương tiện không xuất bến đúng thời gian quy định thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm thông báo cho người thuê vận tải, người áp tải hàng hóa (nếu có) biết và chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình phương tiện lưu lại tại vùng nước cảng, bến.
Theo đó, trường hợp phương tiện không xuất bến đúng thời gian quy định thì người kinh doanh vận tải có trách nhiệm như sau:
- Thông báo cho người thuê vận tải, người áp tải hàng hóa (nếu có) biết về việc phương tiện xuất bến không đúng thời gian quy định;
- Chịu mọi chi phí phát sinh trong quá trình phương tiện lưu lại tại vùng nước cảng, bến.
Người kinh doanh vận tải có lỗi dẫn đến phương tiện vận tải xuất bến không đúng thời gian quy định làm cho hàng hóa bị hư hỏng thì có phải bồi thường không?
Tại Điều 22 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về việc bồi thường hàng hóa bị hư hỏng như sau:
Bồi thường hàng hóa bị mất mát, hư hỏng
1. Trường hợp hàng hóa hư hỏng, mất mát do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
a) Đối với hàng hóa có khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị đã khai; trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế.
b) Đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;
c) Theo mức do hai bên thỏa thuận.
2. Hàng hóa bị hư hỏng, mất mát một phần do lỗi của người kinh doanh vận tải hoặc người xếp dỡ hoặc người bảo quản hàng hóa thì bồi thường phần hư hỏng, mất mát đó; trường hợp phần hư hỏng, mất mát dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ.
3. Ngoài việc bồi thường thiệt hại theo các quy định tại khoản 1 Điều này, người kinh doanh vận tải, người xếp dỡ, người bảo quản còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền cước hoặc phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.
Căn cứ quy định trên thì trách nhiệm bồi thường của người kinh doanh vận tải trong trường hợp phương tiện vận tải xuất bến không đúng thời gian quy định làm cho hàng hóa bị hư hỏng như sau:
* Trường hợp hàng hóa hư hỏng do lỗi của người kinh doanh vận tải thì phải bồi thường theo các quy định sau đây:
- Đối với hàng hóa có khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trị đã khai.
Trường hợp người kinh doanh vận tải chứng minh được giá trị thiệt hại thực tế thấp hơn giá trị đã khai thì bồi thường theo giá trị thiệt hại thực tế.
- Đối với hàng hóa không khai giá trị trong giấy vận chuyển, bồi thường theo giá trung bình của hàng hóa cùng loại trong khu vực nơi trả hàng;
- Theo mức do hai bên thỏa thuận.
* Trường hợp hàng hóa bị hư hỏng một phần do lỗi của người kinh doanh vận tải thì bồi thường phần hư hỏng đó.
Trường hợp phần hư hỏng dẫn đến hư hỏng hoặc không sử dụng được toàn bộ thì phải bồi thường toàn bộ.
Người kinh doanh vận tải còn phải hoàn lại cho người thuê vận tải, người thuê xếp dỡ, người thuê bảo quản tiền cước hoặc phụ phí của số hàng hóa bị tổn thất.
Việc giải quyết tranh chấp trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
Giải quyết tranh chấp
1. Trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa nếu phát sinh sự cố làm ảnh hưởng đến lợi ích của các bên thì các bên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải.
2. Trường hợp không thỏa thuận được, các bên có quyền yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Theo đó, trong quá trình vận tải hàng hóa đường thủy nội địa mà phát sinh tranh chấp thì các bên giải quyết thông qua thương lượng, hòa giải.
Trường hợp không thỏa thuận được, các bên có quyền yêu cầu Trọng tài giải quyết hoặc khởi kiện tại Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lợi dụng dịch bệnh tăng giá bán hàng hóa, dịch vụ bị xử phạt bao nhiêu tiền? Bình ổn giá trong trường hợp nào?
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?