Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào?
- Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào?
- Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu không?
- Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu là bao lâu?
Người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu thì bị xử phạt thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 40 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về đăng ký, xóa đăng ký; sử dụng các giấy chứng nhận của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động như sau:
Vi phạm quy định về đăng ký, xóa đăng ký; sử dụng các giấy chứng nhận của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Không thực hiện đăng ký thay đổi theo quy định;
b) Không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu sau khi đã được mua, bán, chuyển quyền sở hữu;
c) Không thực hiện thay đổi Giấy chứng nhận định biên an toàn tối thiểu khi thay đổi doanh nghiệp quản lý, khai thác;
d) Khai báo sai lệch thông tin; sử dụng giấy tờ tẩy xóa, sửa chữa hoặc không do cơ quan có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận;
đ) Chủ tàu biển Việt Nam không gửi bản sao Giấy chứng nhận đăng ký về Cơ quan đăng ký tàu biển quốc gia Việt Nam để quản lý khi tàu biển đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài;
e) Không đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định đối với tàu biển được mua, đóng mới của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước;
g) Không thực hiện xóa đăng ký theo quy định.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
a) Khai thác tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động khi chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký;
b) Sử dụng một trong các giấy chứng nhận của tàu biển, tàu biển công vụ, tàu ngầm, tàu lặn, kho chứa nổi, giàn khoan di động khác hoặc giấy chứng nhận bị tẩy xóa, sửa chữa sai lệch nội dung hoặc giấy chứng nhận không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
3. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
4. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc làm thủ tục đăng ký mang cờ quốc tịch Việt Nam theo quy định đối với hành vi vi phạm tại điểm e khoản 1 Điều này;
b) Buộc làm thủ tục xóa đăng ký tàu theo quy định đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm g khoản 1 Điều này.
Theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP quy định về nguyên tắc xác định mức phạt tiền như sau:
Nguyên tắc xác định mức phạt tiền
Mức phạt tiền của mỗi hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này là mức phạt áp dụng đối với cá nhân; trường hợp có cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Theo đó, người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Tàu biển (Hình từ Internet)
Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải được quyền xử phạt người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu không?
Căn cứ khoản 1 Điều 60 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 36 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền của thanh tra như sau:
Thẩm quyền của Thanh tra
1. Thanh tra viên thuộc thanh tra Bộ Giao thông vận tải, Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành hàng hải đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 1.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 28 của Luật Xử lý vi phạm hành chính.
...
Theo quy định trên, người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 20.000.000 đồng nên Thanh tra viên chuyên ngành hàng hải không được quyền xử phạt người này.
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu là bao lâu?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 142/2017/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải là 01 năm; riêng đối với hành vi vi phạm hành chính về xây dựng cảng biển, cảng cạn, công trình hàng hải, bảo vệ môi trường, quản lý giá, quản lý lao động ngoài nước thì thời hiệu xử phạt là 02 năm.
Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với người không thực hiện đăng ký thay đổi chủ sở hữu tàu biển sau khi đã được chuyển quyền sở hữu là 01 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?