Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thường được bố trí làm việc tại những chương trình nào?
- Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thường được bố trí làm việc tại những chương trình nào?
- Học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng thì sau khi tốt nghiệp phải có được những kiến thức nào?
- Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thường được bố trí làm việc tại những chương trình nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 3 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, mỹ thuật và ngôn ngữ (sau đây gọi tắt Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Thanh nhạc trình độ cao đẳng là ngành, nghề ca sĩ chuyên nghiệp, thực hiện biểu diễn các bài hát bằng giọng ca của bản thân mình với nhiều dòng nhạc, thể loại âm nhạc như: Cổ điển, dân ca, trữ tình, cách mạng, nhạc đại chúng (nhạc nhẹ) như pop, rock, jazz, ballad, dance, rapper, r&b…, đáp ứng được yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Người học sau khi tốt nghiệp thường được bố trí làm việc tại các chương trình nghệ thuật trình diễn (chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc); các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế; các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng…; ca sĩ tự do hoạt động trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp; thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân...; hướng dẫn thực hành thanh nhạc, dạy âm nhạc và các hoạt động dàn dựng, trình diễn, biên tập ca nhạc tại các trường đào tạo thanh nhạc trình độ trung cấp, các trường phổ thông hoặc các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính kỷ luật sân khấu; xây dựng ý thức nghề và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).
Như vậy, người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp thường được bố trí làm việc tại:
- Các chương trình nghệ thuật trình diễn (chương trình ca múa nhạc tổng hợp, chương trình truyền hình âm nhạc);
- Các chương trình lễ hội, festival trong nước và quốc tế;
- Các chương trình biểu diễn phục vụ chính trị, tiếp đón khách quốc tế của địa phương, Nhà nước, các chương trình tư nhân đầu tư theo đơn đặt hàng…;
- Ca sĩ tự do hoạt động trong các bar, phòng trà, các khách sạn du lịch cao cấp, chương trình tổ chức sự kiện giới thiệu quảng cáo sản phẩm của các doanh nghiệp;
- Thu âm, ghi hình trong các cơ sở kinh doanh băng đĩa của Nhà nước và tư nhân...;
- Hướng dẫn thực hành thanh nhạc, dạy âm nhạc và các hoạt động dàn dựng, trình diễn, biên tập ca nhạc tại các trường đào tạo thanh nhạc trình độ trung cấp, các trường phổ thông hoặc các trung tâm âm nhạc, nhà văn hóa tùy theo nhu cầu tuyển dụng.
Ngành thanh nhạc (Hình từ Internet)
Học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng thì sau khi tốt nghiệp phải có được những kiến thức nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kiến thức
- Xác định được vị trí, vai trò của ca sỹ tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật, những ảnh hưởng, tác động của nghệ thuật đối với kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội;
- Phân tích được những kiến thức cơ bản về lịch sử âm nhạc Việt Nam và thế giới, các kiến thức cơ sở ngành âm nhạc như xướng âm, ghi âm, hòa thanh…;
- Phân tích được kiến thức có hệ thống và cơ bản về kỹ thuật thanh nhạc, hiểu biết các phương pháp hát từ cổ điển, dân ca và đương đại;
- Xác định được các kiến thức, kỹ thuật chuyên ngành để luyện tập, xây dựng tác phẩm thanh nhạc đạt yêu cầu đề ra;
- Trình bày được các kỹ thuật thể hiện tác phẩm thanh nhạc như: Aria, Romance, tổ khúc, ca khúc, hợp xướng...;
- Trình bày được các hình thức nghệ thuật liên quan đến ngành, nghề như nghệ thuật trình diễn sân khấu, nghệ thuật múa, nghệ thuật trang điểm, trang phục...;
- Phân tích được các hình thức trình diễn trên sân khấu, vị trí vai trò của ca sỹ trên sân khấu tùy theo từng thể loại âm nhạc, chương trình biểu diễn nghệ thuật cụ thể;
- Trình bày được phương pháp lựa chọn các loại trang thiết bị, công cụ âm thanh chuyên dụng, các loại nhạc cụ chủ yếu trong trình diễn và giải thích công dụng của chúng;
- Trình bày được các biện pháp đảm bảo an toàn cho dụng cụ, thiết bị và người tham gia biểu diễn;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.
Như vậy, học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng thì sau khi tốt nghiệp phải có được những kiến thức như trên.
Người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 3 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 40/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Thanh nhạc, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.
Như vậy, người học ngành thanh nhạc trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?