Người học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng sẽ được trang bị những kiến thức nào? Và học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?

Chị ơi, em đang tìm hiểu về các trường cao đẳng có đào tạo ngành quan hệ công chúng. Cụ thể là học ngành này ở trường cao đẳng thì sẽ được học những kiến thức như thế nào, và em phải hoàn thành ít nhất bao nhiêu tín chỉ ạ? Đây là câu hỏi của bạn Thanh Ngân đến từ Đà Nẵng.

Người học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng sẽ được trang bị những kiến thức nào?

Căn cứ theo tiểu mục 2 Mục A Phần 2 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Kiến thức
- Mô tả được vị trí, vai trò của quan hệ công chúng trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp;
- Trình bày được quy trình lập kế hoạch và thực hiện chiến dịch quan hệ công chúng nói riêng và truyền thông nói chung;
- Liệt kê được các hoạt động truyền thông đối nội và đối ngoại trong hoạt động của doanh nghiệp;
- Trình bày được quy trình tổ chức sự kiện truyền thông;
- Mô tả được quy trình xử lý khủng hoảng truyền thông;
- Trình bày được quy trình viết, phong cách viết các ấn phẩm truyền thông, chú trọng đặc biệt đến vai trò và lợi ích của thông cáo báo chí trong hoạt động truyền thông của doanh nghiệp;
- Mô tả được các nguyên tắc đạo đức trong nghề quan hệ công chúng và kỹ năng giao tiếp, đàm phán trong kinh doanh truyền thông;
- Xác định được khái niệm, mục đích thuyết trình, các thành phần của thông điệp và các bước khi thuyết trình trước công chúng;
- Mô tả được tác động của thị trường và môi trường trong việc xây dựng các mối quan hệ với các nhóm công chúng của doanh nghiệp;
- Mô tả được những kiến thức cơ bản về digital marketing và ứng dụng hiệu quả của từng công cụ phù hợp với mục tiêu của từng chiến dịch truyền thông;
- Trình bày được các chức năng của marketing trong doanh nghiệp, phương pháp và công cụ xây dựng chiến lược truyền thông marketing tích hợp (IMC);
- Liệt kê được các yếu tố cơ bản về pháp luật của Nhà nước, chú trọng đặc biệt về luật quảng cáo và luật báo chí; nguyên tắc khai thác và sử dụng thông tin, quy định về bản quyền, sở hữu trí tuệ;
- Trình bày được những kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định.

Theo đó, người học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng sẽ được trang bị những kiến thức như trên.

Quan hệ công chúng

Ngành quan hệ công chúng (Hình từ Internet)

Học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng sẽ phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?

Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Giới thiệu chung về ngành, nghề
Quan hệ công chúng (sau đây viết tắt là PR) trình độ cao đẳng là ngành, nghề xây dựng, cải thiện hình ảnh về một cá nhân, một công ty, chuyển phát thông tin tới giới truyền thông và thu hút sự chú ý của họ, đáp ứng yêu cầu bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Mặc dù hiệu quả không thể đo lường chi tiết như ở lĩnh vực marketing và quảng cáo, nhưng việc tạo ra hình ảnh riêng và tăng thiện ý từ phía khách hàng, công chúng là những kết quả cuối cùng mà người làm PR phải đạt tới.
Vai trò chính của PR trong hoạt động xúc tiến thương mại là giúp công ty truyền tải các thông điệp tích cực đến khách hàng và những nhóm công chúng quan trọng của họ. Sau khi các nội dung tới nhóm đối tượng mục tiêu thông qua PR, sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp sẽ đi vào nhận thức của khách hàng; từ đó, định hướng thái độ và hành vi của họ dễ dàng hơn.
Trong các doanh nghiệp hiện nay, phạm vi hoạt động của PR rất rộng, nhưng đa phần tập trung ở các mảng: tổ chức các sự kiện đặc biệt; khắc phục khủng hoảng, bất ổn; duy trì quan hệ với giới truyền thông, với các cơ quan chức trách; tổ chức các hoạt động truyền thông đối nội … Bên cạnh đó, PR còn làm các công việc như: chuẩn bị thông tin tài trợ, từ thiện, tổ chức các hoạt động thể hiện trách nhiệm xã hội của cá nhân/doanh nghiệp.
Phạm vi công việc và nhiệm vụ cụ thể của nghề PR là lập kế hoạch khuếch trương hình ảnh công ty, triển khai hành động, xem xét các nguy cơ khủng hoảng truyền thông có thể xảy ra từ một hoạt động/bình luận trên mạng xã hội, tìm cách giải quyết những rắc rối liên quan tới hình ảnh công ty. Các nội dung công việc chủ yếu bao gồm truyền thông đối nội, truyền thông đối ngoại, tổ chức sự kiện, quản trị mạng xã hội, chăm sóc khách hàng, viết nội dung truyền thông, xử lý khủng hoàng truyền thông… Cường độ làm việc cao, chịu áp lực về thời gian và yêu cầu đảm bảo sự hài lòng của doanh nghiệp, khách hàng và đối tác.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 2.500 giờ (tương đương 90 tín chỉ).

Như vậy, học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng sẽ phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu 2.500 giờ tương đương 90 tín chỉ.

Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 90 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.

Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng để có thêm thông tin.

Người học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ của bản thân như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 2 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề quan hệ công chúng, trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành, nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo./.

Theo đó, người học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ của bản thân như trên.

Tải Quy định về ngành quan hệ công chúng mới nhất năm 2023. Tải về

Quan hệ công chúng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học ngành quan hệ công chúng hệ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm việc tại các vị trí tổ chức sự kiện không?
Pháp luật
Học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng sau khi ra trường có thể làm những việc gì? Và được trang bị những kỹ năng nào?
Pháp luật
Người học ngành quan hệ công chúng trình độ cao đẳng sẽ được trang bị những kiến thức nào? Và học tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Pháp luật
Người học ngành quan hệ công chúng trình độ trung cấp sẽ được dạy những kỹ năng nào? Khi ra trường có thể làm những công việc gì?
Pháp luật
Học ngành quan hệ công chúng trình độ trung cấp thì phải hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ mới có thể tốt nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quan hệ công chúng
1,482 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quan hệ công chúng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quan hệ công chúng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào