Người học ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Lắp ráp cụm;
- Lắp ráp khung gầm;
- Lắp ráp nội thất;
- Lắp ráp hoàn thiện.
Theo đó, người học ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau:
- Lắp ráp cụm;
- Lắp ráp khung gầm;
- Lắp ráp nội thất;
- Lắp ráp hoàn thiện.
Ngành lắp ráp ô tô (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 10 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Kiểm soát được quy trình và xử lý được các lỗi phức tạp xảy ra trong quá trình lắp ráp;
- Kiểm soát được linh kiện vật tư lắp ráp về số lượng, chủng loại...;
- Thực hiện đúng quy trình, thao tác, yêu cầu thông số kỹ thuật khi lắp ráp;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc, thiết bị để lắp ráp ô tô;
- Kiểm tra, hiệu chỉnh đảm bảo tính sẵn sàng của máy móc thiết bị;
- Viết được nhật ký và báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
- Quản lý, giám sát được hoạt động của tổ, nhóm chuyền sản xuất;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng thì người học phải có được tối thiểu những kỹ năng sau:
- Kiểm soát được quy trình và xử lý được các lỗi phức tạp xảy ra trong quá trình lắp ráp;
- Kiểm soát được linh kiện vật tư lắp ráp về số lượng, chủng loại...;
- Thực hiện đúng quy trình, thao tác, yêu cầu thông số kỹ thuật khi lắp ráp;
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ, máy móc, thiết bị để lắp ráp ô tô;
- Kiểm tra, hiệu chỉnh đảm bảo tính sẵn sàng của máy móc thiết bị;
- Viết được nhật ký và báo cáo công việc, tiến độ công việc;
- Tổ chức thực hiện được các biện pháp vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ;
- Quản lý, giám sát được hoạt động của tổ, nhóm chuyền sản xuất;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 10 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật cơ khí ban hành kèm theo Thông tư 47/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Tuân thủ các nội quy, quy định của công ty, đơn vị;
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường tại nơi làm việc;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Như vậy, người học ngành lắp ráp ô tô trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như sau:
- Tuân thủ các nội quy, quy định của công ty, đơn vị;
- Tuân thủ các quy định về an toàn lao động, phòng chống cháy nổ và bảo vệ môi trường tại nơi làm việc;
- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết được công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm;
- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?