Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
- Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 1 Quy định khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật mỏ và kỹ thuật (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Đào, chống giữ, củng cố, khôi phục các đường lò chuẩn bị, lò khai thác bằng phương pháp thủ công, phương pháp bán cơ giới hóa hoặc phương pháp cơ giới hóa;
- Vận hành các thiết bị khai thác, thiết bị đào lò, thiết bị khoan, thiết bị bốc xúc, thiết bị vận tải chuyên dùng;
- Vận tải than, đất đá, vật liệu, thiết bị phục vụ công việc khai thác, đào chống lò, củng cố và khôi phục đường lò;
- Quản lý kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc sau đây:
- Đào, chống giữ, củng cố, khôi phục các đường lò chuẩn bị, lò khai thác bằng phương pháp thủ công, phương pháp bán cơ giới hóa hoặc phương pháp cơ giới hóa;
- Vận hành các thiết bị khai thác, thiết bị đào lò, thiết bị khoan, thiết bị bốc xúc, thiết bị vận tải chuyên dùng;
- Vận tải than, đất đá, vật liệu, thiết bị phục vụ công việc khai thác, đào chống lò, củng cố và khôi phục đường lò;
- Quản lý kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò.
Ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò (Hình từ Internet)
Sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Đọc được hộ chiếu đào, chống lò chuẩn bị và lò khai thác;
- Tháo và lắp đặt được máng cào, máng trượt, đường ray, tời kéo ở các đường lò chuẩn bị, lò khai thác;
- Vận hành và xử lý được các sự cố khi vận hành thiết bị bốc xúc, vận tải lò chuẩn bị và lò khai thác;
- Dựng được các loại vì chống gỗ, kim loại, vì chống thủy lực đơn - xà khớp, giá thủy lực di động, giá khung thủy lực và dàn chống lò khai thác;
- Vận hành, di chuyển được các loại giá thủy lực di động và giá khung thủy lực di động, giá thủy lực di động liên kết xích và dàn chống lò khai thác;
- Tổ chức kiểm tra, củng cố an toàn vị trí làm việc thành thạo theo quy định;
- Tổ chức thực hiện được các công việc củng cố phức tạp ở lò khai thác như chỉnh giá thủy lực, thay cột chống, thu hồi than, điều khiển áp lực mỏ;
- Tổ chức thực hiện thành thạo các công việc chính trong một chu kỳ đào lò chuẩn bị, chu kỳ khai thác;
- Khoan được lỗ khoan trên gương lò bằng máy khoan cầm tay, máy khoan có giá và xe khoan;
- Sử dụng thành thạo các phương tiện tự cứu cá nhân, các phương tiện an toàn cấp cứu mỏ theo đúng quy trình và xử lý được các tình huống cấp cứu người bị nạn;
- Tổ chức thực hiện được các công việc thoát hiểm và chỉ đạo thoát hiểm khi có sự cố, phòng tránh tai nạn trong khai thác mỏ hầm lò;
- Lập được hộ chiếu đào, chống lò và hộ chiếu khoan nổ mìn;
- Tổ chức, giám sát, hướng dẫn, nghiệm thu được hoạt động của tổ, nhóm thực hiện các công việc trong ca sản xuất;
- Đào tạo, bồi dưỡng được kiến thức, kỹ năng nghề cho thợ bậc thấp hơn;
- Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Như vậy, sau khi tốt nghiệp ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng người học phải có được tối thiểu những kỹ năng như trên.
Người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục A Phần 1 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 50/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết được những tình huống phức tạp trong thực tế;
- Tổ chức thực hiện được công việc, hướng dẫn và giám sát quá trình thực hiện các công việc trong điều kiện làm việc thay đổi;
- Chủ động, nghiêm túc và tự tin trong thực hiện nhiệm vụ và có trách nhiệm trong công tác, vị trí được phân công trên nguyên tắc dám nghĩ, dám làm;
- Chịu trách nhiệm về máy móc thiết bị, con người được giao quản lý và tiến độ, chất lượng công việc;
- Tuân thủ tuyệt đối và có trách nhiệm giám sát đồng nghiệp chấp hành các quy định về công tác an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Chịu trách nhiệm với kết quả sản phẩm của bản thân và của tổ, nhóm được phân công, phụ trách.
Như vậy, người học ngành kỹ thuật khai thác mỏ hầm lò trình độ cao đẳng phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?