Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp cần hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp cần hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
- Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí, công việc nào?
- Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm trong công việc như thế nào?
Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp muốn tốt nghiệp cần hoàn thành tối thiểu bao nhiêu tín chỉ?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 5 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực báo chí, thông tin, kinh doanh và quản lý (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính về tình hình sử dụng ngân sách nhà nước trong các đơn vị hành chính sự nghiệp, đáp ứng yêu cầu trình độ bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: Đơn vị hành chính là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực quản lý nhà nước như: Các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, ...Đơn vị sự nghiệp là các đơn vị hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ công cho xã hội như: Bệnh viên, trường học, ...
Nhiệm vụ chính cần phải thực hiện:
- Ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời, đầy đủ và có hệ thống tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình hình thành kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí, tình hình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ tại đơn vị hành chính sự nghiệp;
- Lập và nộp đúng hạn các báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên và cơ quan tài chính theo quy định, cung cấp thông tin và tài liệu cần thiết phục vụ cho việc xây dựng dự toán, xây dựng các định mức chi tiêu; phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí ở đơn vị hành chính sự nghiệp; cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
Điều kiện và môi trường làm việc: Có đủ ánh sáng, không gian, thời gian, bàn làm việc, máy tính kết nối mạng, máy in, tài liệu kế toán (chứng từ, số kế toán, …), văn phòng phẩm (giấy, bút bi, bảng,…)
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1.400 giờ (tương đương 50 tín chỉ).
Theo đó, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp phải hoàn thành khối lượng kiến thức tối thiểu là 1.400 giờ tương đương 50 tín chỉ.
Tức là theo quy định thì bạn cần đáp ứng khối lượng kiến thức tối thiểu tương đương là 50 tín chỉ, còn số lượng tín chỉ cụ thể để ra trường còn tùy thuộc vào chương trình đào tạo của từng trường.
Do đó bạn có thể tham khảo thêm một số tiêu chuẩn đầu ra của các trường có đào tạo học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp để có thêm thông tin.
Ngành kế toán hành chính sự nghiệp (Hình từ Internet)
Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí, công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Kế toán vốn bằng tiền;
- Kế toán vật liệu, dụng cụ;
- Kế toán tài sản cố định;
- Kế toán tiền lương và các khoản nộp theo lương;
- Kế toán thu sự nghiệp;
- Kế toán chi sự nghiệp;
- Kế toán các khoản thanh toán;
- Thủ kho;
- Thủ quỹ;
- Kế toán tổng hợp.
Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp có thể làm ở những vị trí, công việc sau:
- Kế toán vốn bằng tiền;
- Kế toán vật liệu, dụng cụ;
- Kế toán tài sản cố định;
- Kế toán tiền lương và các khoản nộp theo lương;
- Kế toán thu sự nghiệp;
- Kế toán chi sự nghiệp;
- Kế toán các khoản thanh toán;
- Thủ kho;
- Thủ quỹ;
- Kế toán tổng hợp.
Người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm trong công việc như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 4 Mục B Phần 5 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 41/2018/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Mức độ tự chủ và trách nhiệm
- Chấp hành chủ trương đường lối, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước, có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe;
- Có ý thức tổ chức kỷ luật, có tác phong công nghiệp, có tinh thần cầu tiến và sẵn sàng làm việc trong môi trường áp lực công việc cao;
- Có đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần làm việc độc lập và khả năng hợp tác với đồng nghiệp và mọi người;
- Có lòng yêu nghề và tinh thần học tập không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, ... đáp ứng yêu cầu của nghề, của xã hội;
- Có sự đoàn kết và hỗ trợ của các nhân viên, bộ phận khác trong đơn vị, có sức khỏe và chịu được áp lực công việc;
- Tự chịu trách nhiệm kết quả công việc trước nhóm, lãnh đạo đơn vị và cơ quan luật pháp.
Như vậy, người học ngành kế toán hành chính sự nghiệp trình độ trung cấp sau khi tốt nghiệp phải có mức độ tự chủ và trách nhiệm trong công việc như trên.
Tải Quy định về ngành kế toán hành chính sự nghiệp mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động bảo lãnh điện tử theo Thông tư 61/2024 ra sao? Trường hợp nào chấm dứt nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?