Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
- Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kỹ năng nào?
- Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục A Phần 13 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Tiếp đón, chăm sóc khách hàng;
- Tư vấn chăm sóc sắc đẹp;
- Chăm sóc da mặt;
- Chăm sóc da toàn thân;
- Chăm sóc chuyên sâu về da;
- Chăm sóc móng;
- Thiết kế, tạo hình móng nghệ thuật;
- Trang điểm;
- Trang điểm hóa trang;
- Nối mi;
- Massage bấm huyệt;
- Thiết lập, vận hành cơ sở làm đẹp.
Như vậy, người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như trên.
Ngành chăm sóc sắc đẹp (Hình từ Internet)
Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Thực hiện thành thạo quy trình phục vụ khách hàng;
- Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc da: chăm sóc da mặt, da toàn thân, chuyên sâu về da;
- Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc móng, thiết kế tạo hình móng;
- Thực hiện thành thạo quy trình trang điểm thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn;
- Thực hiện thành thạo quy trình Massage bấm huyệt;
- Thực hiện thành thạo quy trình nối mi;
- Sử dụng an toàn các loại trang thiết bị, mỹ phẩm của cơ sở làm đẹp;
- Xây dựng được các kế hoạch về tiếp thị dịch vụ;
- Xây dựng kế hoạch nhân sự; phân công công việc; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị - dụng cụ, hội thảo hoặc sự kiện,… ;
- Thực hiện công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn tại các bộ phận dịch vụ của cơ sở làm đẹp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn kèm cặp kỹ năng nghề cho đồng nghiệp, nhân viên;
- Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ khách;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề;
Như vậy, người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng sau khi tốt nghiệp phải đạt được những kỹ năng như sau:
- Thực hiện thành thạo quy trình phục vụ khách hàng;
- Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc da: chăm sóc da mặt, da toàn thân, chuyên sâu về da;
- Thực hiện thành thạo quy trình chăm sóc móng, thiết kế tạo hình móng;
- Thực hiện thành thạo quy trình trang điểm thẩm mỹ theo đúng tiêu chuẩn;
- Thực hiện thành thạo quy trình Massage bấm huyệt;
- Thực hiện thành thạo quy trình nối mi;
- Sử dụng an toàn các loại trang thiết bị, mỹ phẩm của cơ sở làm đẹp;
- Xây dựng được các kế hoạch về tiếp thị dịch vụ;
- Xây dựng kế hoạch nhân sự; phân công công việc; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ;
- Xây dựng kế hoạch mua sắm trang thiết bị - dụng cụ, hội thảo hoặc sự kiện,… ;
- Thực hiện công việc hàng ngày và quản lý thời gian làm việc hiệu quả;
- Giám sát, kiểm tra, đánh giá kết quả công việc đảm bảo đúng quy trình và tiêu chuẩn tại các bộ phận dịch vụ của cơ sở làm đẹp;
- Đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn kèm cặp kỹ năng nghề cho đồng nghiệp, nhân viên;
- Giải quyết được các yêu cầu và tình huống trong quá trình phục vụ khách;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong công việc chuyên môn của ngành, nghề.
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 6 Mục A Phần 13 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Khả năng học tập, nâng cao trình độ
- Khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp ngành, nghề Chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng có thể tiếp tục phát triển ở các trình độ cao hơn;
- Người học sau tốt nghiệp có năng lực tự học, tự cập nhật những tiến bộ khoa học công nghệ trong phạm vi ngành, nghề để nâng cao trình độ hoặc học liên thông lên trình độ cao hơn trong cùng ngành, nghề hoặc trong nhóm ngành nghề hoặc trong cùng lĩnh vực đào tạo.
Như vậy, người học ngành chăm sóc sắc đẹp trình độ cao đẳng phải có khả năng học tập, nâng cao trình độ như trên.
Tải Quy định về ngành, nghề chăm sóc sắc đep mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mức hỗ trợ hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn khi mua nhà ở xã hội tại TP.HCM theo Quyết định 81/2024 là bao nhiêu?
- Mức phạt sử dụng đất trồng lúa sang loại đất khác mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo Nghị định 123/2024?
- Mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo sơ kết học kỳ 1 THPT thế nào?
- Cập nhật giá đất các quận huyện TPHCM từ 31 10 2024? Bảng giá đất mới nhất của TPHCM từ 31 10 2024?
- Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?