Người học có thể xin thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp hay không? Điều kiện để chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp mà vẫn được công nhận kết quả đã học?

Tôi hiện đang học một lớp sơ cấp nghề tại Bình Dương, nhưng sắp tới gia đình tôi sẽ chuyển lên TPHCM sinh sống luôn vì vậy tôi muốn xin chuyển sang một cơ sở đào tạo sơ cấp khác trên TPHCM. Cho tôi hỏi nếu giờ tôi xin chuyển thì phải làm gì để vẫn được công nhận kết quả đã học trước đó, cần đáp ứng điều kiện gì? Nếu xin chuyển vì thay đổi chổ ở thì có được không? - Anh Huy Hoàng (Bình Dương).

Người học có thể xin thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp hay không?

Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về việc thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp như sau:

Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp
1. Trong thời gian học, do nhu cầu của bản thân và gia đình (gia đình thay đổi nơi cư trú, hoặc hoàn cảnh riêng của gia đình, bản thân), người học có thể được xem xét, chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp và công nhận kết quả đã học, nếu có đủ các điều kiện sau:
a) Người học phải có đơn đề nghị thay đổi cơ sở đào tạo kèm theo hồ sơ xin theo quy định của cơ sở đào tạo sơ cấp nơi đến;
b) Cơ sở đào tạo sơ cấp, nơi người học sẽ chuyển đến có nghề đào tạo mà người học đang học;
c) Người học không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc thời gian bị xem xét kỷ luật;
d) Được sự đồng ý của cả hai cơ sở đào tạo sơ cấp nơi chuyển đi và nơi đến.
2. Căn cứ chương trình đào tạo của hai cơ sở, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp nơi người học xin chuyển đến có quyền quyết định việc học tập tiếp tục và công nhận kết quả học tập trước đó của người học hoặc các mô - đun, tín chỉ được chuyển đổi kết quả, số mô - đun, tín chỉ phải học bổ sung.

Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu trong thời gian học, do nhu cầu của bản thân và gia đình như gia đình thay đổi nơi cư trú, hoặc hoàn cảnh riêng của gia đình, bản thân thì bạn có thể được xem xét, chuyển đổi cơ sở đào tạo sơ cấp và được công nhận kết quả đã học, nếu có đủ các điều kiện sau:

- Người học phải có đơn đề nghị thay đổi cơ sở đào tạo kèm theo hồ sơ xin theo quy định của cơ sở đào tạo sơ cấp nơi đến;

- Cơ sở đào tạo sơ cấp, nơi người học sẽ chuyển đến có nghề đào tạo mà người học đang học;

- Người học không đang trong thời gian bị kỷ luật hoặc thời gian bị xem xét kỷ luật;

- Được sự đồng ý của cả hai cơ sở đào tạo sơ cấp nơi chuyển đi và nơi đến.

Việc học tập tiếp tục và công nhận kết quả học tập trước đó của người học hoặc các mô - đun, tín chỉ được chuyển đổi kết quả, số mô - đun, tín chỉ phải học bổ sung sẽ căn cứ vào chương trình đào tạo của 02 cơ sở và sẽ do người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp nơi người học xin chuyển đến quyết định.

Cơ sở đào tạo sơ cấp

Thay đổi cơ sở đào tạo sơ cấp

Thời gian đào tạo tại mỗi cơ sở đào tạo sơ cấp có giống nhau hay không?

Căn cứ theo Điều 17 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH và khoản 7 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH, quy định về thời gian hoạt động đào tạo trình độ sơ cấp như sau:

Thời gian hoạt động đào tạo
1. Thời gian hoạt động đào tạo tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp, người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.
2. Đơn vị thời gian của hoạt động đào tạo
a) Thời gian khóa học được tính theo năm học, tháng học và tuần.
b) Một giờ học thực hành hoặc học theo mô - đun, tín chỉ là 60 phút, được tính bằng một giờ chuẩn. Một giờ học lý thuyết là 45 phút, được tính bằng một giờ chuẩn.
c) Một ngày học thực hành, thực tập hoặc học theo mô - đun, tín chỉ không quá 8 giờ chuẩn. Một ngày học lý thuyết không quá 6 giờ chuẩn.
d) Một tuần học theo mô - đun, tín chỉ hoặc thực hành không quá 40 (bốn mươi) giờ chuẩn. Một tuần học lý thuyết không quá 30 (ba mươi) giờ chuẩn.
3. Tùy theo số lượng người học, số lớp học cần tổ chức và điều kiện cơ sở vật chất của cơ sở đào tạo sơ cấp, người phụ trách đào tạo sắp xếp thời khóa biểu hàng ngày đối với từng lớp.

Như vậy, thời gian đào tạo tại mỗi cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ khác nhau tùy theo yêu cầu, tính chất của nghề đào tạo và tình hình thực tế của cơ sở đào tạo sơ cấp thì người đứng đầu cơ sở đào tạo sơ cấp sẽ quy định cụ thể thời gian hoạt động đào tạo của cơ sở mình.

Đối với đào tạo trình độ sơ cấp thì học lý thuyết hay học thực hành nhiều hơn?

Tại Điều 4 Thông tư 42/2015/TT-BLĐTBXH được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 34/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp như sau:

Khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ sơ cấp
1. Khối lượng học tập tối thiểu đối với bậc 1, 2 và 3 trình độ sơ cấp
a) Bậc 1 - Sơ cấp I tối thiểu là 5 (năm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 3 (ba) mô - đun và thời gian thực học tối thiểu là 300 (ba trăm) giờ chuẩn đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
b) Bậc 2 - Sơ cấp II tối thiểu là 15 (mười lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 9 (chín) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
c) Bậc 3 - Sơ cấp III tối thiểu là 25 (hai mươi lăm) tín chỉ, với số mô - đun đào tạo tối thiểu là 15 (mười lăm) mô - đun đối với người có trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học.
2. Khối lượng học tập lý thuyết và học tập thực hành tùy theo từng ngành, nghề đào tạo phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%; thực hành chiếm tối thiểu 75%.

Theo đó, đối với đào tạo trình độ sơ cấp thì khối lượng học thực hành sẽ luôn nhiều hơn so với khối lượng học tập lý thuyết, cụ thể phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết chiếm tối đa 25%, thực hành chiếm tối thiểu 75%.

Đào tạo trình độ sơ cấp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Số lượng tín chỉ phải học đối với trình độ sơ cấp là bao nhiêu? Tỷ lệ giữa học tập lý thuyết và thực hành được quy định ra sao?
Pháp luật
Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng những yêu cầu nào? Giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp phải có những nội dung gì?
Pháp luật
Chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đáp ứng được những yêu cầu gì? Nội dung nào phải có trong chương trình đào tạo trình độ sơ cấp?
Pháp luật
Lớp học đào tạo trình độ sơ cấp có tối đa bao nhiêu người? Mỗi lớp có bắt buộc phải có giáo viên chủ nhiệm hay không?
Pháp luật
Thời hạn thông báo tuyển sinh của cơ sở đào tạo sơ cấp là khi nào? Căn cứ để xác định chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp là gì?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp đối với trường cao đẳng đào tạo trình độ sơ cấp ra sao?
Pháp luật
Các cơ sở đào tạo sơ cấp thực hiện ra đề và chấm điểm kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ như thế nào?
Pháp luật
Người học tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả học tập trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Điều kiện để học sinh của các cơ sở đào tạo sơ cấp được dự kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ là gì?
Pháp luật
Cách thức tổ chức kiểm tra kết thúc mô đun, tín chỉ tại các cơ sở đào tạo sơ cấp được thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo trình độ sơ cấp
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
767 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo trình độ sơ cấp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đào tạo trình độ sơ cấp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào