Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng các chế độ ưu đãi nào? Có được cấp thẻ BHYT miễn phí hay không?
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc có thuộc đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng hay không?
Theo khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng như sau:
"Điều 3. Đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng
1. Người có công với cách mạng bao gồm:
a) Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
b) Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
c) Liệt sĩ;
d) Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
đ) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
e) Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
g) Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
h) Bệnh binh;
i) Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;
k) Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
l) Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
m) Người có công giúp đỡ cách mạng."
Như vậy, theo quy định nêu trên, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc là một trong những đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng các chế độ ưu đãi nào? (Hình từ Internet)
Các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng bao gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 5 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về các Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng cụ thể như sau:
"Điều 5. Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
1. Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
2. Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
a) Bảo hiểm y tế;
b) Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
c) Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động - thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
d) Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
đ) Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
e) Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
g) Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
h) Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
i) Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
k) Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật."
Như vậy, tùy vào từng đối tượng cụ thể sẽ được hưởng một hoặc nhiều các chế độ ưu đãi trên đây.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng khi đáp ứng những điều kiện gì?
Tại Điều 35 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về vấn đề này như sau:
"Điều 35. Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế là người tham gia kháng chiến và được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng."
Theo đó, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng các chế độ ưu đãi của người có công với cách mạng khi đáp ứng đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây:
- Là người tham gia kháng chiến
- Được Nhà nước khen tặng Huân chương Kháng chiến, Huân chương Chiến thắng, Huy chương Kháng chiến, Huy chương Chiến thắng.
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng các chế độ ưu đãi nào theo quy định hiện nay?
Căn cư theo Điều 36 Pháp lệnh ưu đãi người có công với Cách mạng 2020 quy định về chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế như sau:
"Điều 36. Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế
1. Trợ cấp một lần.
2. Bảo hiểm y tế.
3. Chế độ ưu đãi quy định tại điểm e và điểm g khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc được hưởng các chế độ sau đây:
- Trợ cấp một lần;
- Bảo hiểm y tế (BHYT);
- Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
- Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước.
Theo đó, người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc là đối tượng được cấp thẻ BHYT miễn phí do ngân sách nhà nước đóng bạn nhé.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?