Người hành nghề có thể đăng ký khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định hiện nay hay không?
Xem lại heading 3
Người hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định về người hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội như sau:
Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng bao gồm các đối tượng quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:
a) Bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đa khoa hoặc chuyên khoa (sau đây gọi chung là bệnh viện);
b) Trung tâm nghiên cứu, trung tâm an điều dưỡng có giường bệnh (sau đây gọi chung là trung tâm);
c) Bệnh xá quân y, bệnh xá Ban Cơ yếu Chính phủ, đội điều trị (sau đây gọi chung là bệnh xá);
d) Phòng khám đa khoa thuộc quân y cơ quan, đơn vị từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên;
đ) Phòng khám chuyên khoa, bao gồm: Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng; Phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp; Phòng khám, điều trị HIV/AIDS (sau đây gọi chung là phòng khám chuyên khoa);
e) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quân dân y được cấp có thẩm quyền thành lập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Từ quy định trên thì người hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội gồm những đối tượng quy định tại Điều 17 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009; bao gồm:
(1) Bác sỹ, y sỹ;
(2) Điều dưỡng viên;
(3) Hộ sinh viên;
(4) Kỹ thuật viên;
(5) Lương y;
(6) Người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
Người hành nghề có thể đăng ký khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)
Người hành nghề có thể đăng ký khám chữa bệnh tại nhiều cơ sở thuộc Bộ Quốc phòng hay không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đăng ký hành nghề như sau:
Nguyên tắc đăng ký hành nghề
1. Một người hành nghề chỉ được đăng ký chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Một người hành nghề chỉ được phụ trách một khoa của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng, không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác thuộc Bộ Quốc phòng.
3. Người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng có thể kiêm nhiệm phụ trách một khoa trong cùng một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn trong chứng chỉ hành nghề đã được cấp.
4. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng được đăng ký hành nghề ngoài giờ và làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ngoài giờ không thuộc Bộ Quốc phòng. Thủ tục đăng ký hành nghề thực hiện theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.
5. Người hành nghề được đăng ký hành nghề tại một hoặc nhiều cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không thuộc Bộ Quốc phòng nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động. Người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
6. Người hành nghề tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng không được đăng ký là người đứng đầu của bệnh viện tư nhân hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật hợp tác xã.
Như vậy, mỗi một người chỉ có thể đăng ký hành nghề tại một cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó, một người hành nghề chỉ được phụ trách một khoa của một cơ sở khám chữa bệnh thuộc Bộ Quốc phòng.
Không được đồng thời phụ trách từ hai khoa trở lên trong cùng một cơ sở khám chữa bệnh hoặc đồng thời làm người phụ trách khoa của cơ sở khám chữa bệnh khác thuộc Bộ Quốc phòng.
Người hành nghề chỉ được đăng ký hành nghề tại nhiều cơ sở khám chữa bệnh không thuộc Bộ Quốc phòng nhưng không được đăng ký hành nghề cùng một thời gian tại các cơ sở khám chữa bệnh khác nhau và tổng thời gian làm ngoài giờ. Tuy nhiên, người hành nghề phải bảo đảm hợp lý về thời gian đi lại giữa các địa điểm hành nghề đã đăng ký.
Người hành nghề khám chữa bệnh trong quân đội có phải chấp hành các quy định về của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hay không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 50/2019/NĐ-CP quy định về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người hành nghề khám chữa bệnh như sau:
Quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm theo quy định tại Điều 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 52, 53 Luật khám bệnh, chữa bệnh.
2. Ngoài quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 Điều này, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và pháp luật có liên quan.
Vậy khi thực hiện khám chữa bệnh trong quân đội thì người hành nghề cần phải tuân thủ và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng và pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?