Người giữ quân hàm Binh nhì muốn được xét thăng cấp bậc quân hàm thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Người giữ quân hàm Binh nhì muốn được xét thăng cấp bậc quân hàm thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Ai có quyền cách chức người giữ quân hàm Binh nhì đang phục vụ tại ngũ? - Câu hỏi của anh Thanh Tuấn đến từ Cần Thơ

Người giữ quân hàm Binh nhì muốn được xét thăng cấp bậc quân hàm thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Căn cứ vào Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về tiêu chuẩn xét thăng cấp bậc quân hàm đối với người giữ quân hàm Binh nhì như sau:

Tiêu chuẩn xét thăng cấp bậc quân hàm đối Binh nhì như sau:

- Đối với người giữ quân hàm Binh nhì phục vụ tại ngũ:

+ Đúng chức danh biên chế;

+ Đủ tiêu chuẩn về chính trị; hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; không vi phạm kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên;

+ Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 7 Thông tư này. (Đối với quân hàm Binh nhì là 06 tháng)

- Đối với người giữ quân hàm Binh nhì dự bị:

+ Được sắp xếp, bổ nhiệm đúng chức danh biên chế trong các đơn vị dự bị động viên;

+ Đủ tiêu chuẩn về chính trị; thực hiện đúng các quy định về đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị; tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và chế độ sinh hoạt trong đơn vị dự bị động viên; hoàn thành chức trách được giao; không vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên;

+ Đủ thời hạn xét thăng quân hàm cho mỗi cấp quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư này. (Binh nhì có đủ 12 tháng phục vụ trong đơn vị dự bị động viên)

Người giữ quân hàm Binh nhì muốn được xét thăng cấp bậc quân hàm thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Người giữ quân hàm Binh nhì muốn được xét thăng cấp bậc quân hàm thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?

Ai có trách nhiệm tổ chức việc thăng cấp bậc quân hàm?

Căn cứ vào Điều 13 Thông tư 07/2016/TT-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định về tổ chức việc phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm và bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

Tổ chức việc phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm và bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ như sau:

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ:

+ Chỉ huy các cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm và bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ theo quy định của Thông tư này;

+ Học viên tốt nghiệp đào tạo hạ sĩ quan chỉ huy, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ được xét thăng cấp bậc quân hàm trước khi làm lễ bế giảng;

+ Quyết định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm và bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức phải được công bố trước đơn vị để thực hiện và bổ sung vào hồ sơ, đồng thời đảm bảo quyền lợi được hưởng theo quy định.

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị:

+ Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo phạm vi thẩm quyền chủ trì, phối hợp với các đơn vị nhận nguồn, các đơn vị thuộc các Bộ, ngành có nhiệm vụ xây dựng các đơn vị chuyên môn dự bị có quân nhân dự bị đăng ký nghĩa vụ quân sự tại địa phương (nếu có) tổ chức thực hiện việc phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm và bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo quy định của Thông tư này;

+ Quyết định thăng cấp bậc quân hàm đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị thực hiện mỗi năm một lần vào ngày 22 tháng 12 hàng năm; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm chức vụ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị theo yêu cầu nhiệm vụ;

+ Quyết định phong, thăng, giáng cấp bậc quân hàm và bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức phải được thông báo cho các đơn vị nhận nguồn và các đơn vị thuộc các Bộ, ngành;

Đồng thời ủy quyền cho Ban Chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn hoặc Ban Chỉ huy quân sự các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành công bố trước đơn vị dự bị động viên hoặc mời các quân nhân dự bị có quyết định lên trụ sở Ban Chỉ huy quân sự để giao quyết định; bổ sung vào hồ sơ, đảm bảo quyền lợi được hưởng cho quân nhân dự bị theo quy định hiện hành.

Ai có quyền cách chức người giữ quân hàm Binh nhì đang giữ chức vụ trong quân đội?

Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 07/2016/TT-BQP do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành quy định như sau:

Thẩm quyền bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ
a) Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức Tiểu đội trưởng và các chức vụ tương đương đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền;
b) Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức Phó Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương đối với hạ sĩ quan thuộc quyền.
2. Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị
a) Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức Tiểu đội trưởng và các chức vụ tương đương đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị dự bị động viên;
b) Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ, giáng chức, cách chức Phó Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương đối với hạ sĩ quan dự bị đăng ký phục vụ trong ngạch dự bị đã được sắp xếp, bổ nhiệm vào các đơn vị dự bị động viên.

Như vậy, người có quyền cách chức Binh nhì đang phục vụ tại ngũ là:

- Trung đoàn trưởng, Lữ đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định cách chức Tiểu đội trưởng và các chức vụ tương đương đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền;

- Sư đoàn trưởng và các chức vụ tương đương quyết định cách chức Phó Trung đội trưởng và các chức vụ tương đương đối với hạ sĩ quan thuộc quyền.

Cấp bậc quân hàm
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan Quân đội
Pháp luật
Ai có quyền trao quyết định thăng quân hàm Trung tướng cho Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam?
Pháp luật
Các chức vụ sĩ quan quân đội hiện nay? Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan được quy định thế nào?
Pháp luật
Có thể giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan đối với hành vi lạm dụng nhu cầu quân sự trong thực hiện nhiệm vụ không?
Pháp luật
Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn có cấp bậc hàm cao nhất là gì? Nghĩa vụ của Tư lệnh, Chính ủy Quân đoàn?
Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với Giám đốc công an tỉnh là thiếu tướng? Việc điều động Giám đốc công an tỉnh do ai quyết định?
Pháp luật
Cấp bậc hàm cao nhất đối với chức danh Giám đốc Học viện An ninh nhân dân được quy định thế nào?
Pháp luật
Tư lệnh Quân khu 4 do Thủ tướng bổ nhiệm đúng không? Cấp bậc quân hàm cao nhất của Tư lệnh Quân khu 4?
Pháp luật
Giám đốc Công an Thành phố Hồ Chí Minh có cấp bậc hàm cao nhất là gì? Ai có quyền bổ nhiệm Giám đốc?
Pháp luật
Sĩ quan Công an nhân dân được thăng cấp bậc hàm từ Thượng úy lên Đại úy khi đáp ứng đủ các điều kiện gì?
Pháp luật
Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ Giám đốc Học viện Quân y là Trung tướng hay Thiếu tướng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cấp bậc quân hàm
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
805 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cấp bậc quân hàm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cấp bậc quân hàm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào