Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội mang thai từ tháng thứ 3 có bắt buộc phải mặc trang phục trong ngành không?
- Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội mang thai từ tháng thứ 3 có bắt buộc phải mặc trang phục trong ngành không?
- Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội?
- Việc cấp phát trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được thực hiện ra sao?
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội mang thai từ tháng thứ 3 có bắt buộc phải mặc trang phục trong ngành không?
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Sử dụng trang phục
1. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành mặc trang phục phải đồng bộ, thống nhất, gọn gàng, sạch sẽ, là phẳng; cài đủ cúc, khóa; đeo biển tên, cành tùng, cầu vai, ca ra vát (đối với trang phục thu đông); mang dây thắt lưng; đi giày được cấp phát. Nam giới mặc trang phục xuân hè áo kiểu sơ mi phải để áo trong quần.
2. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành phải mặc trang phục khi:
a) Thực hiện nhiệm vụ thanh tra;
b) Dự các buổi lễ kỷ niệm, hội nghị, cuộc họp hoặc làm việc với các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong và ngoài Ngành;
c) Dự lớp học, lớp tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ.
3. Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành không bắt buộc mặc trang phục trong trường hợp sau:
a) Được giao thực hiện nhiệm vụ thẩm tra, xác minh thông tin mà theo yêu cầu công tác phải giữ bí mật;
b) Tham gia các hoạt động xã hội không yêu cầu mặc trang phục thanh tra chuyên ngành;
c) Nữ đang mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi.
Đối chiếu quy định trên, như vậy, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội mang thai từ tháng thứ 3 đến khi sinh con được 6 tháng tuổi thì không bắt buộc mặc trang phục trong ngành.
Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội mang thai từ tháng thứ 3 có bắt buộc phải mặc trang phục trong ngành không? (Hình từ Internet)
Hành vi nào là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội?
Căn cứ Điều 16 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.
2. Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.
3. Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.
4. Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.
5. Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
6. Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia.
Như vậy, những hành vi sau đây là hành vi bị nghiêm cấm khi sử dụng trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội:
- Sử dụng trang phục, biển tên không đúng mục đích hoặc trong khi không làm nhiệm vụ nhằm vụ lợi.
- Cho thuê, mượn, trao đổi hoặc lợi dụng việc sử dụng trang phục trái quy định.
- Tự ý thay đổi quy cách, kiểu dáng, màu sắc và chất liệu trang phục.
- Mặc trang phục không sạch sẽ, không gọn gàng, thiếu đồng bộ, không thống nhất.
- Đeo đồ trang sức gây phản cảm hoặc trái với phong tục, truyền thống văn hóa Việt Nam.
- Mặc trang phục khi ngồi ở quán rượu, bia.
Việc cấp phát trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được thực hiện ra sao?
Theo quy định tại Điều 14 Quy định cấp, quản lý, sử dụng thẻ và trang phục của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 102/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
Cấp phát trang phục
1. Việc cấp phát trang phục phải đúng tiêu chuẩn, mục đích, đúng đối tượng, đúng niên hạn theo quy định.
2. Trường hợp trang phục đã được cấp bị hư hỏng hoặc bị mất do nguyên nhân khách quan thì được cấp bổ sung; trường hợp do nguyên nhân chủ quan thì cá nhân phải tự may sắm đảm bảo yêu cầu trang phục theo quy định.
3. Vụ Thanh tra - Kiểm tra tổng hợp nhu cầu cấp trang phục; kiểm tra, rà soát tiêu chuẩn, niên hạn; lập danh sách, trình Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam phê duyệt cấp trang phục đối với những trường hợp đủ tiêu chuẩn, niên hạn.
4. BHXH tỉnh tiếp nhận, mở sổ sách theo dõi việc cấp phát trang phục đến người được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành; giám sát quá trình quản lý, sử dụng trang phục thanh tra thuộc đơn vị quản lý.
Như vậy, việc cấp phát trang phục thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?