Người được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Nguồn tuyển chọn làm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm những ai?
- Người được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
- Việc bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện như thế nào?
Nguồn tuyển chọn làm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm những ai?
Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương (Hình từ Internet)
Theo khoản 3 Điều 23 Thông tư 113/2015/TT-BQP thì nguồn Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương gồm:
- Kiểm tra viên;
- Những người quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Thông tư 113/2015/TT-BQP.
Tại khoản 1, 2 Điều 6 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định về nguồn tuyển chọn cán bộ Viện Kiểm sát quân sự bao gồm:
- Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng; cán bộ, công chức, viên chức, công dân ngoài Quân đội có trình độ Tiến sĩ luật, Thạc sĩ luật hoặc đã tốt nghiệp cử nhân luật, hệ chính quy, loại khá trở lên.
Trường hợp tình nguyện đến công tác ở các đơn vị đóng quân trên địa bàn vùng cao, biên giới, hải đảo hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, có thể tuyển chọn tốt nghiệp cử nhân luật, hệ chính quy, loại trung bình.
- Quân nhân tại ngũ, công nhân viên quốc phòng, học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học trúng tuyển sinh đại học quân sự được tuyển chọn đi đào tạo đại học luật hệ chính quy.
Người được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương phải đáp ứng điều kiện như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 23 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn đề nghị bổ nhiệm điều tra viên các ngạch của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương như sau:
Điều tra viên các ngạch của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương
…
3. Nguồn Điều tra viên sơ cấp
a) Kiểm tra viên;
b) Những người quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 Thông tư này.
4. Những người quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hoàn thành tốt nhiệm vụ, có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn Điều tra viên từng ngạch theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự thì có thể được xét, đề nghị bổ nhiệm Điều tra viên ngạch tương ứng.
Như vậy, để được xem xét, đề nghị bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương thì một người phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Thuộc đối tượng quy định tại khoản 1, 2 Điều 6 Thông tư 113/2015/TT-BQP;
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn Điều tra viên sơ cấp theo quy định của pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự.
Tại Điều 47 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 quy định về tiêu chuẩn bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp như sau:
Người có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015, là sĩ quan Công an nhân dân tại ngũ, sĩ quan Quân đội nhân dân tại ngũ, cán bộ Viện kiểm sát nhân dân và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được bổ nhiệm làm Điều tra viên sơ cấp:
- Có thời gian làm công tác pháp luật từ 04 năm trở lên;
- Có năng lực Điều tra các vụ án thuộc loại tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng;
- Đã trúng tuyển kỳ thi vào ngạch Điều tra viên sơ cấp.
Tiêu chuẩn chung của Điều tra viên theo quy định tại Điều 46 Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 bao gồm:
- Là công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, liêm khiết, trung thực, bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần kiên quyết bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa.
- Có trình độ đại học An ninh, đại học Cảnh sát hoặc cử nhân luật trở lên.
- Có thời gian làm công tác pháp luật theo quy định của Luật này.
- Đã được đào tạo về nghiệp vụ Điều tra.
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Việc bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Thông tư 113/2015/TT-BQP quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động cán bộ Viện kiểm sát quân sự như sau:
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động cán bộ Viện kiểm sát quân sự
1. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động đối với cán bộ Viện kiểm sát quân sự thực hiện theo quy định của Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương; quy trình bổ nhiệm các chức danh pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Những người được tuyển chọn vào Viện kiểm sát quân sự, nếu đề nghị bổ nhiệm Kiểm sát viên, Điều tra viên sơ cấp đến hai lần mà không được bổ nhiệm thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển khỏi Viện kiểm sát quân sự.
3. Kiểm sát viên và Điều tra viên các ngạch nếu đề nghị bổ nhiệm lại đến hai lần mà không được bổ nhiệm thì tùy từng trường hợp cụ thể báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định điều chuyển công tác khác.
4. Việc điều động, chuyển công tác khỏi ngành đối với cán bộ Viện kiểm sát quân sự phải có ý kiến bằng văn bản của Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương; khi có ý kiến khác nhau phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
5. Cấp nào có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ Viện kiểm sát quân sự thì cấp đó có thẩm quyền miễn nhiệm, cách chức.
Theo đó, việc bổ nhiệm Điều tra viên sơ cấp của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự trung ương được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân; pháp luật về tổ chức cơ quan điều tra hình sự; Quy chế công tác cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam của Quân ủy Trung ương; quy trình bổ nhiệm các chức danh pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?