Người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là ai? Có phải đại diện cho Nhà trường trước pháp luật không?
Người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là ai? Có phải đại diện cho Nhà trường trước pháp luật không?
Người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Quyết định 3221/QĐ-UBND năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Trường:
1. Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có Hội đồng trường, Hiệu trưởng và không quá 03 (ba) Phó Hiệu trưởng.
a) Hội đồng trường thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học ngày 19 tháng 11 năm 2018.
b) Hiệu trưởng là người đứng đầu Nhà trường, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện cho Nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường.
c) Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho Hiệu trưởng trong việc quản lý, điều hành các hoạt động của Nhà trường, chỉ đạo một hoặc một số mặt công tác theo sự phân công của Hiệu trưởng, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng và trước pháp luật về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công. Khi Hiệu trưởng vắng mặt, một Phó Hiệu trưởng được Hiệu trưởng ủy quyền điều hành các hoạt động của Nhà trường.
...
Theo quy định nêu trên thì Hiệu trưởng là người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Hiệu trưởng là người đại diện cho Nhà trường trước pháp luật, chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động của Nhà trường.
Người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội là ai? Có phải đại diện cho Nhà trường trước pháp luật không? (Hình từ Internet)
Việc bổ nhiệm người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội như thế nào?
Việc bổ nhiệm người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội được căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Quyết định 3221/QĐ-UBND năm 2023 như sau:
Lãnh đạo Trường:
...
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách đối với Chủ tịch Hội đồng trường, Phó Chủ tịch Hội đồng trường, Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và các chức danh lãnh đạo, quản lý khác thực hiện theo quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn chức danh, quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Theo quy định nêu trên thì việc bổ nhiệm Hiệu trưởng (người đứng đầu Trường Đại học Thủ đô Hà Nội) thực hiện theo quy định của pháp luật và theo tiêu chuẩn chức danh, quy định về phân cấp quản lý cán bộ.
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có các nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Trường Đại học Thủ đô Hà Nội có các nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 3221/QĐ-UBND năm 2023 như sau:
- Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển Nhà trường dài hạn, ngắn hạn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện;
- Xây dựng và phát triển chương trình đào tạo theo mục tiêu xác định, bảo đảm tính liên thông giữa chương trình và trình độ đào tạo;
- Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trình độ đại học, trên đại học cho người học là học sinh, sinh viên của thành phố Hà Nội và tỉnh, thành phố khác có nhu cầu theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức các hoạt động phát triển giáo dục nghề nghiệp theo nhu cầu xã hội và quy định của pháp luật;
- Tuyển sinh, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ theo đúng quy định của pháp luật;
- Đăng ký, tổ chức triển khai kiểm định chất lượng giáo dục và chịu sự quản lý chất lượng của cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục; hằng năm công khai những cam kết của trường về chất lượng đào tạo thực tế, các điều kiện đảm bảo chất lượng;
- Triển khai hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế; hợp tác với các tổ chức kinh tế, giáo dục, văn hóa, thể dục, thể thao, y tế, nghiên cứu khoa học trong nước và nước ngoài;
- Quản lý tổ chức bộ máy, người học, giảng viên, giáo viên, nhân viên và lao động hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật. Chăm lo đời sống và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của giảng viên, giáo viên, nhân viên, lao động hợp đồng và người học;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực; quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản, tài chính của Nhà trường theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với chính quyền địa phương giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội nơi Nhà trường đặt trụ sở hoặc tổ chức các hoạt động giáo dục đào tạo;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo và chịu sự kiểm tra, thanh tra của Ủy ban nhân dân Thành phố, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Ủy ban nhân dân Thành phố và Bộ Giáo dục và Đào tạo giao theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tên tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam? Tên viết tắt tiếng Anh khung trình độ quốc gia Việt Nam?
- Nghề nghiệp là gì? Giáo dục nghề nghiệp trong hệ thống giáo dục quốc dân đào tạo các trình độ nào?
- Thành viên bù trừ có bị từ chối thế vị giao dịch chứng khoán khi giao dịch không có số hiệu lệnh bên mua?
- Tòa án có được hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? Tòa án cấp nào có thẩm quyền hủy giấy chứng nhận?
- Cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình cần phải đáp ứng những yêu cầu tối thiểu nào?