Người đứng đầu cơ sở in của tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải có tiêu chuẩn như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Người đứng đầu cơ sở in của tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải có tiêu chuẩn như thế nào theo quy định của pháp luật?
- Tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm?
- Tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm được phép in gia công xuất bản phẩm cho doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp nào?
Người đứng đầu cơ sở in của tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải có tiêu chuẩn như thế nào theo quy định của pháp luật?
Người đứng đầu cơ sở in của tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải có tiêu chuẩn theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 195/2013/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện, hồ sơ cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm và các trường hợp thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
1. Cơ sở in được cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm (bao gồm các công đoạn chế bản, in, gia công sau in) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật xuất bản;
b) Chủ sở hữu là tổ chức, cá nhân Việt Nam.
...
Dẫn chiếu quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Xuất bản 2012, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018, nội dung như sau:
Cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm
1. Điều kiện để cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm bao gồm:
a) Người đứng đầu cơ sở in phải là công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm và đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật;
b) Có mặt bằng sản xuất, thiết bị để thực hiện một hoặc các công đoạn chế bản, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
c) Bảo đảm các điều kiện về an ninh, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật;
d) Phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản và quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch.
...
Theo quy định trên, người đứng đầu cơ sở in của tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải có tiêu chuẩn như sau:
- Công dân Việt Nam, thường trú tại Việt Nam.
- Có nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật.
Người đứng đầu cơ sở in của tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải có tiêu chuẩn như thế nào theo quy định của pháp luật?(Hình từ Internet)
Tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải chuẩn bị hồ sơ gì để đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm?
Tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm phải chuẩn bị những hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật Xuất bản 2012 để đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm, cụ thể gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm theo mẫu quy định;
- Bản sao có chứng thực một trong các loại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ sở in;
- Tài liệu chứng minh về việc có mặt bằng sản xuất và thiết bị để thực hiện một trong các công đoạn chế bản in, in và gia công sau in xuất bản phẩm;
- Sơ yếu lý lịch của người đứng đầu cơ sở in theo mẫu quy định;
- Bản sao có chứng thực văn bằng do cơ sở đào tạo chuyên ngành in cấp hoặc giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in xuất bản phẩm do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp;
- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh - trật tự, vệ sinh môi trường do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm được phép in gia công xuất bản phẩm cho doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp nào?
Tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm được phép in gia công xuất bản phẩm cho doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp quy định tại Điều 34 Luật Xuất bản 2012, nội dung như sau:
In gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài
1. Cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Điều 32 của Luật này được in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Việc in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
2. Nội dung xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.
...
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012, nội dung như sau:
Những nội dung và hành vi bị cấm trong hoạt động xuất bản
1. Nghiêm cấm việc xuất bản, in, phát hành xuất bản phẩm có nội dung sau đây:
a) Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc;
b) Tuyên truyền kích động chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước; kích động bạo lực; truyền bá tư tưởng phản động, lối sống dâm ô, đồi trụy, hành vi tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục;
c) Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác do pháp luật quy định;
đ) Xuyên tạc sự thật lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, danh nhân, anh hùng dân tộc; không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia; vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân.
...
Như vậy, tổ chức hoạt động in xuất bản phẩm được phép in gia công xuất bản phẩm cho doanh nghiệp nước ngoài trong trường hợp có đủ yếu tố sau:
- Có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm.
- Được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.
- Không xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài các nội dung bị cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?