Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào?

Cho tôi hỏi người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào? Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được ưu đãi những gì? Câu hỏi của anh T.H.P từ Vĩnh Long.

Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào?

Yêu cầu đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình;
b) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;
c) Trường hợp cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.
3. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, theo quy định, người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp.

Đồng thời, phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình.

Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào?

Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình phải có trình độ thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được cung cấp những dịch vụ, hoạt động nào?

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan, tổ chức, cá nhân thành lập theo quy định của pháp luật, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:
a) Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;
c) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;
d) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;
đ) Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Người đứng đầu cơ sở có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có trình độ từ đại học trở lên, chuyên ngành đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình;
...

Như vậy, theo quy định, cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình hoạt động không vì mục đích lợi nhuận để cung cấp một hoặc một số dịch vụ, hoạt động sau đây:

(1) Tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình;

(2) Nơi tạm lánh và nhu cầu thiết yếu khác cho người bị bạo lực gia đình;

(3) Giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình;

(4) Chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình;

(5) Hoạt động khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình.

Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình được ưu đãi những gì?

Chế độ ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân được quy định tại khoản 4 Điều 40 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 như sau:

Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
...
b) Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình phải tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về phòng, chống bạo lực gia đình do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức hoặc cơ sở được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tổ chức;
c) Trường hợp cơ sở cung cấp nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình hoặc cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi phải có cơ sở vật chất và địa điểm bảo đảm yêu cầu.
3. Cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động với cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ, hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.
5. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 Điều này; quy định thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp, thu hồi giấy chứng nhận đăng ký thành lập của cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.

Như vậy, tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thì được ưu đãi thuế, phí, tín dụng và ưu đãi khác theo quy định của pháp luật.

Phòng chống bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc tư vấn về phòng chống bạo lực gia đình có dành cho người chuẩn bị kết hôn theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tháng 6 là Tháng hành động quốc gia phòng chống bạo lực gia đình đúng không? Trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình?
Pháp luật
Chủ đề truyền thông của Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024 là gì?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình có nội dung và phạm vi hoạt động ra sao?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước chi tổ chức cuộc họp, hội nghị triển khai nhiệm vụ, sơ kết, tổng kết, tập huấn nghiệp vụ về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào?
Pháp luật
Cuộc thi về phòng chống bạo lực gia đình có cơ cấu bao nhiêu giải? Mức tiền thưởng cụ thể cho các giải này là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động như thế nào?
Pháp luật
Cá nhân tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được ngân sách nhà nước chi hỗ trợ bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng như thế nào?
Pháp luật
Cộng tác viên dân số tham gia công tác gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?
Pháp luật
Ngân sách nhà nước chi cho hoạt động tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình như thế nào theo hướng dẫn tại Nghị định 76/2023/NĐ-CP?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống bạo lực gia đình
294 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào