Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình phải tốt nghiệp ngành gì?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình phải tốt nghiệp ngành gì? Câu hỏi của anh V.L.A đến từ TP.HCM.

Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình phải tốt nghiệp ngành gì?

Căn cứ tại Điều 24 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về điều kiện đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:

Điều kiện đối với người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Năng lực hành vi dân sự đầy đủ, chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi bạo lực gia đình được quy định như sau:
a) Có đủ sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền kết luận theo quy định của pháp luật về khám sức khỏe;
b) Chưa bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Trình độ từ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo liên quan đến dịch vụ đăng ký tham gia cung cấp được quy định như sau:
a) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có bằng đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; xã hội học; công tác xã hội;
b) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ nơi tạm lánh cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên;
c) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ giáo dục, hỗ trợ chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; pháp luật; công tác xã hội;
d) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo giáo viên; ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe; tâm lý học; xã hội học; công tác xã hội;
đ) Đối với cơ sở cung cấp dịch vụ khác liên quan đến phòng, chống bạo lực gia đình: Người đứng đầu cơ sở có trình độ đại học trở lên về ngành, nhóm ngành, lĩnh vực phù hợp với dịch vụ cung cấp.

Như vậy, người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình phải có trình độ đại học trở lên về ngành đào tạo:

- Giáo viên;

- Ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe;

- Tâm lý học;

- Xã hội học;

- Công tác xã hội.

Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình phải tốt nghiệp ngành gì?

Người đứng đầu cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý về tâm thần cho người bị bạo lực gia đình phải tốt nghiệp ngành gì? (Hình từ Internet)

Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được đăng ký tối đa bao nhiêu nội dung hoạt động?

Căn cứ tại Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình:

Nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình
1. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình là cơ sở do cá nhân, tổ chức tự nguyện đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
3. Nội dung hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Tham gia tuyên truyền, vận động phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Hỗ trợ nguồn lực thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình;
c) Hỗ trợ người bị bạo lực gia đình ăn, mặc, đi lại và các chi phí sinh hoạt khác;
d) Hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho người bị bạo lực gia đình, người có hành vi bạo lực gia đình chưa có việc làm có nhu cầu được hỗ trợ.
4. Phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình gồm:
a) Cá nhân, tổ chức đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Cá nhân, tổ chức đăng ký tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình cho đối tượng là người lao động, hội viên, đoàn viên, thành viên của mình.

Như vậy, cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được đăng ký hoạt động một hoặc nhiều nội dung quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

Hay nói cách khác, hiện nay, pháp luật không quy định việc cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình được đăng ký tối đa bao nhiêu nội dung hoạt động. Vấn đề này tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cơ sở.

Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình có được bồi dưỡng kiến thức không?

Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 76/2023/NĐ-CP đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình:

Đăng ký nội dung, phạm vi hoạt động của cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình
...
5. Nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định này.
6. Cơ quan chuyên môn về văn hóa, thể thao và du lịch của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình cho người tham gia phòng, chống bạo lực gia đình tại cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng, chống bạo lực gia đình;
b) Thực hiện kiểm tra hoạt động của các cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nhân viên trực tiếp tham gia cung cấp dịch vụ tại cơ sở khác tham gia phòng, chống bạo lực gia đình được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định tại Điều 26 Nghị định 76/2023/NĐ-CP.

Bạo lực gia đình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ ép buộc con nghỉ học để ngồi lề đường xin ăn sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Sẽ bị hạn chế quyền đối với con?
Pháp luật
Yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình đến trụ sở Công an xã có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị về việc cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch UBND xã dành cho người nước ngoài bị bạo lực gia đình?
Pháp luật
Ngày của cha là ngày mấy? Con cái bỏ mặc không chăm sóc cha già yếu thì có được xem là hành vi bạo lực gia đình không?
Pháp luật
Cơ sở khác tham gia trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình có hỗ trợ người bị bạo lực gia đình chi phí ăn mặc và đi lại không?
Pháp luật
Gọi điện cho tổng đài điện thoại quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình vào giờ nào để báo tin về hành vi bạo lực gia đình?
Pháp luật
Cơ sở cung cấp dịch vụ trợ giúp phòng chống bạo lực gia đình thay đổi mục đích hoạt động thì có bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động không?
Pháp luật
Người chồng cố ý xúc phạm danh dự nhân phẩm của người vợ thì báo tin lên cơ quan công an về hành vi bạo lực gia đình có được không?
Pháp luật
Giáo dục về phòng chống bạo lực gia đình có chú trọng đến việc thay đổi hành vi của người bạo lực gia đình hay không?
Pháp luật
Người bị bạo lực gia đình được đề nghị cơ quan có thẩm quyền ban hành quyết định cấm tiếp xúc trong trường hợp nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bạo lực gia đình
259 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bạo lực gia đình
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào