Người điều khiển xe lu bánh lốp chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Xe lu bánh lốp có phải là xe máy chuyên dùng không?
Theo khoản 2 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT có giải thích về xe máy chuyên dùng như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
...
Theo quy định xe máy chuyên dùng gồm xe máy thi công, xe máy nông nghiệp, lâm nghiệp và các loại xe đặc chủng khác sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh có tham gia giao thông đường bộ.
Dẫn chiếu theo Phụ lục 1 Danh mục xe máy chuyên dùng ban hành kèm theo Thông tư 22/2019/TT-BGTVT quy định bao gồm:
Như vậy, xe lu bánh lốp thuộc xe máy chuyên dùng.
Người điều khiển xe lu bánh lốp chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm c khoản 1 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ/CP quy định về mức xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:
Xử phạt người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng (sau đây gọi chung là xe) vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g khoản 4; điểm a, điểm c, điểm đ khoản 5; điểm a, điểm b khoản 6; điểm a khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8 Điều này;
b) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho: Người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật qua đường tại nơi có vạch kẻ đường dành cho người đi bộ; xe thô sơ đang đi trên phần đường dành cho xe thô sơ;
c) Chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ.
...
Theo đó, trường hợp người điều khiển xe lu bánh lốp chuyển hướng mà không nhường đường cho người đi bộ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ có thể bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng.
Người điều khiển xe lu bánh lốp chuyển hướng không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Khi tham gia giao thông người điều khiển xe lu bánh lốp cần mang theo các giấy tờ nào?
Theo khoản 2 Điều 62 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông như sau:
Điều kiện của người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông
1. Người điều khiển xe máy chuyên dùng tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khỏe phù hợp với ngành nghề lao động và có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng do cơ sở đào tạo người điều khiển xe máy chuyên dùng cấp.
2. Người điều khiển xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông phải mang theo các giấy tờ sau đây:
a) Đăng ký xe;
b) Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 của Luật này.
Như vậy, khi tham gia giao thông người điều khiển xe lu bánh lốp cần mang theo các giấy tờ sau đây:
- Đăng ký xe;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, bằng hoặc chứng chỉ điều khiển xe máy chuyên dùng;
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng quy định tại Điều 57 Luật Giao thông đường bộ 2008, cụ thể như sau:
Điều kiện tham gia giao thông của xe máy chuyên dùng
1. Bảo đảm các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;
c) Có đèn chiếu sáng;
d) Bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
đ) Các bộ phận chuyên dùng phải lắp đặt đúng vị trí, chắc chắn, bảo đảm an toàn khi di chuyển;
e) Bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường.
2. Có đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
3. Hoạt động trong phạm vi quy định, bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình đường bộ khi di chuyển.
4. Việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa và nhập khẩu xe máy chuyên dùng phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
5. Chủ phương tiện và người điều khiển xe máy chuyên dùng chịu trách nhiệm duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật và kiểm định theo quy định đối với xe máy chuyên dùng khi tham gia giao thông đường bộ.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, cấp, thu hồi đăng ký, biển số; quy định danh mục xe máy chuyên dùng phải kiểm định và tổ chức việc kiểm định; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quy định và tổ chức việc cấp, thu hồi đăng ký, biển số và kiểm định xe máy chuyên dùng của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trở ngại khách quan trong vụ án dân sự là gì? Thẩm phán có trả lại đơn khởi kiện trong vụ án dân sự khi có trở ngại khách quan không?
- Tài sản kết cấu hạ tầng hàng hải được thanh lý theo hình thức nào? Trình tự thủ tục thanh lý theo Nghị định 84?
- 07 chính sách của Nhà nước về biên phòng là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm về biên phòng được quy định như thế nào?
- Lời hứa của đội viên khi được kết nạp vào Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh? Điều kiện và thủ tục kết nạp đội viên?
- Happy family day là ngày gì? Gợi ý món ăn có thể nấu trong ngày Quốc tế gia đình? Trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với hôn nhân và gia đình?