Người đi bộ có được vượt qua dải phân cách không? Người đi bộ vượt qua dải phân cách sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Người đi bộ có được vượt qua dải phân cách không?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:
Người đi bộ
1. Người đi bộ phải đi trên hè phố, lề đường; trường hợp đường không có hè phố, lề đường thì người đi bộ phải đi sát mép đường.
2. Người đi bộ chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn.
3. Trường hợp không có đèn tín hiệu, không có vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn và chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn khi qua đường.
4. Người đi bộ không được vượt qua dải phân cách, không đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy; khi mang vác vật cồng kềnh phải bảo đảm an toàn và không gây trở ngại cho người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
5. Trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường.
Như vậy, người đi bộ không được vượt qua giải phân cách và không được đu bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
Người đi bộ có được vượt qua dải phân cách không? Người đi bộ vượt qua dải phân cách sẽ bị xử phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Người đi bộ vượt qua dải phân cách sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;
b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này;
c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;
d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;
đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Như vậy, người đi bộ có hành vi vượt qua dải phân cách sẽ bị xử phạt từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng.
Trưởng công an cấp xã có thẩm quyền xử phạt người đi bộ vượt qua dải phân cách không?
Căn cứ theo điểm i khoản 2 Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định này trong phạm vi quản lý của địa phương mình.
2. Cảnh sát giao thông trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11;
...
i) Điểm b, điểm c khoản 1; khoản 2; khoản 3; khoản 4 Điều 40;
k) Điều 41, Điều 42, Điều 43, Điều 44, Điều 45, Điều 46, Điều 47;
l) Khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 48;
...
Căn cứ theo khoản 3 Điều 76 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
2. Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng của người quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
3. Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 5.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a và điểm c khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền xử phạt thì Trưởng Công an cấp xã sẽ có thẩm quyền phạt tiền đến 2.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.
Do đó, Trưởng Công an cấp xã sẽ có thẩm quyền xử phạt người đi bộ có hành vi vượt qua dải phân cách.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có xét thưởng đột xuất đối với cá nhân thuộc Bộ Nội vụ có đơn thư khiếu nại được báo chí nêu đang được xác minh không?
- Thu hồi vốn tạm ứng đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước đối với việc bồi thường tái định cư như thế nào?
- Tổng hợp mẫu Thông báo nghỉ Tết Dương lịch 2025 dành cho doanh nghiệp? Tải mẫu Thông báo nghỉ Tết Dương lịch 2025 ở đâu?
- Hướng dẫn cơ sở lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo Thông tư 133 và trình bày sự thay đổi nguồn vốn chủ sở hữu?
- Bổ sung thêm trường hợp hoàn thuế GTGT từ 01/7/2025 theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024 thế nào?