Người đang là lao động duy nhất trong gia đình có phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc hay không?

Anh/chị trong ban tư vấn cho em hỏi. Nhà cô em gặp tai nạn khiến chồng cô mất và cô không còn khả năng lao động. Cô có 1 người con trai và 1 đứa con gái năm nay lên 5 tuổi còn con trai cô ấy năm nay đến tuổi nhập ngũ. Thì theo hoàn cảnh bố mất sớm, mẹ không con khả năng lao động và em gái còn nhỏ. Thì con trai cô ấy có phải đi nhập ngũ hay không? Độ tuổi bị gọi đi nhập ngũ là từ bao nhiêu tuổi đến bao nhiêu tuổi Mong sớm nhạn được phản hồi từ các anh/chị, em chân thành cảm ơn!

Người đang là lao động duy nhất trong gia đình có thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự không?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 (Được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019) thì các trường hợp sau đây được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự:

- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;

- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;

- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;

- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;

- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;

- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.

Như vậy con trai của cô bạn đang là lao động chính duy nhất của gia đình thì được tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự cho đến khi có lao động khác thay thế hoặc quá tuổi tham gia nghĩa vụ quân sự.

Người đang là lao động duy nhất trong gia đình có phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc hay không?

Người đang là lao động duy nhất trong gia đình có phải tham gia nghĩa vụ quân sự bắt buộc hay không?

Người đang là lao động duy nhất trong gia đình có thể được miễn nghĩa vụ quân sự hay không?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 thì các trường hợp sau đây sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự:

- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;

- Một anh hoặc em trai của liệt sĩ;

- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;

- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;

- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên

Như vậy người đang là lao động duy nhất trong gia đình thì không thuộc trường hợp được miễn nghĩa vụ quân sự bạn nhé, trường hợp con trai của cô bạn chỉ có thể được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mà thôi.

Thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự cho người lao động duy nhất trong gia đình thuộc về cơ quan nào?

Căn cứ quy định tại Điều 42 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:

Điều 42. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ, miễn gọi nhập ngũ và công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ đối với công dân quy định tại Điều 41 của Luật này.
2. Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ đối với công dân quy định tại khoản 4 Điều 4 của Luật này.

Như vậy đối với trường hợp là lao động duy nhất trong gia đình như con trai của cô bạn thì chủ tịch UBND cấp huyện sẽ ra quyết định tạm hoãn gọi nhập ngũ.

Độ tuổi được gọi nhập ngũ là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định về tuổi gọi nhập ngũ như sau:

Điều 30. Độ tuổi gọi nhập ngũ
Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Như vậy trường hợp con của cô bạn có đi học đai học, cao đẳng thì tuổi được nhập ngũ là từ 18 tuổi đến hết 27 tuổi, trường hợp bạn đó không theo học tại các chương trình nêu trên thì sẽ là 18 đến hết 25 tuổi.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tháng mấy hằng năm được đăng ký nghĩa vụ quân sự lần đầu? Đã đến thời gian gọi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự trong năm hay chưa?
Pháp luật
Công dân nữ có được tự nguyện đăng ký tham gia nghĩa vụ quân sự hay không? Đối tượng nào không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Người bị bệnh Gout có được hoãn nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự là gì?
Pháp luật
Bị viêm gan B có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Tiêu chuẩn về sức khỏe để tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự ra sao?
Pháp luật
Cán bộ, công chức đi nghĩa vụ quân sự có được hưởng lương không? Tiêu chuẩn tuyển quân đi nghĩa vụ quân sự quy định như thế nào?
Pháp luật
Chỉ tiêu tuyển quân thực hiện nghĩa vụ quân sự hằng năm ra sao? Tiêu chuẩn tuyển quân đi thực hiện nghĩa vụ quân sự như thế nào?
Pháp luật
Sức khỏe loại mấy thì đi nghĩa vụ quân sự đối với công dân hiện nay? Đủ sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự nhưng thuộc diện miễn nghĩa vụ quân sự thì muốn tham gia có được không?
Pháp luật
Nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không? Đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng như thế nào? Trình tự, hồ sơ đăng ký nghĩa vụ quân sự tạm vắng ra sao?
Pháp luật
Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự đúng theo quy định là bao nhiêu tuổi? Đủ độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mà bệnh nặng có được tạm hoãn đi nghĩa vụ quân sự hay không?
Pháp luật
Chỉ tiêu tham gia nghĩa vụ quân sự được giao về cho từng địa phương thuộc thẩm quyền cơ quan nào theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
11,173 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào