Người đăng ký tạm trú có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình cùng hộ gia đình hay không? Thời gian bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình định kỳ??
Người đăng ký tạm trú có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình cùng hộ gia đình hay không?
Căn cứ Điều 5 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình như sau:
"Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Các đối tượng sau đây được tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình:
a) Chức sắc, chức việc, nhà tu hành;
b) Người sinh sống trong cơ sở bảo trợ xã hội trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này mà không được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế."
Theo đó, người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là những người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú trừ các đối tượng được quy định tại Điều 1, 2, 3 , 4 và 6 Nghị định này.
Như vậy, trường hợp của ông nội bạn nếu đã đăng ký tạm trú và có tên trong sổ tạm trú thì gia đình bạn có thể đăng ký cho ông tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình cùng với gia đình mình.
Người đăng ký tạm trú có thể tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình cùng hộ gia đình hay không?
Tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì mức đóng bảo hiểm hàng tháng là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về mức đóng bảo hiểm y tế đối với người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:
"Điều 7. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong năm tài chính.
..."
Từ quy định nêu trên thì mức đóng khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình là 4,5% mức lương cơ sở cho người thứ nhất và từ người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Gia đình bạn đang có hai người, nếu thêm cả ông nội bạn vào thì mức đóng cho ông nội bạn sẽ là 60% mức đóng của người thức nhất (4.,5% lương cơ sở).
Thời gian bao lâu thì phải đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình định kỳ?
Theo Điều 15 Luật bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 15. Phương thức đóng bảo hiểm y tế
...
6. Định kỳ 3 tháng, 6 tháng hoặc 12 tháng, đại diện hộ gia đình, tổ chức, cá nhân đóng đủ số tiền thuộc trách nhiệm phải đóng vào quỹ bảo hiểm y tế.”
Bên cạnh đó Điều 9 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định về phương thức đóng bảo hiểm y tế như sau:
"Điều 9. Phương thức đóng bảo hiểm y tế của một số đối tượng
...
7. Đối với đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình quy định tại Điều 5 Nghị định này: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, người đại diện hộ gia đình hoặc thành viên hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế nộp tiền đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định này cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
..."
Như vậy, người tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì có thể đóng định kỳ theo thời gian là 03 tháng, 06 tháng và 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?