Người đang cách ly tại nhà do mắc bệnh Covid-19 có được quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội hay không theo quy định pháp luật?

Cho tôi hỏi người đang cách ly Covid-19 có được quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội hay không? Tôi là Hoa, hiện tại tôi đang bị mắc covid và đang cách ly tại nhà. Chỉ còn 2 ngày nửa đến ngày bầu cử. Nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định như thế nào? Mong ban biên tập giải đáp giúp tôi.

Nguyên tắc bỏ phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân được quy định như thế nào?

Theo Điều 69 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về nguyên tắc bỏ phiếu như sau:

“1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.
2. Cử tri phải tự mình đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.
3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.
4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử. Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.
5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.
6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.
7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.
8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.”

Bầu cử Đại biểu Quốc hội

Bầu cử Đại biểu Quốc hội

Người đang cách ly tại nhà do mắc bệnh Covid-19 có được quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội không?

Theo điểm c khoản 4 Điều 10 Thông tư 01/2021/TT-BNV, Tổ bầu cử sẽ mang phiếu bầu cùng hòm phiếu phụ đến các cử tri để thực hiện việc bỏ phiếu do không đến được phòng bỏ phiếu trong những trường hợp nêu sau:

"4. Một số điểm cần lưu ý trong ngày bầu cử
a) Trong quá trình diễn ra việc bỏ phiếu, các thành viên Tổ bầu cử phải ân cần, lịch sự, hướng dẫn tận tình, chu đáo cho cử tri đến tham gia bỏ phiếu. Các thành viên Tổ bầu cử được phân công đảm nhiệm từng công việc trong ngày bầu cử phải chủ động thực hiện nhiệm vụ được phân công và hỗ trợ thành viên khác hoàn thành nhiệm vụ chung của Tổ bầu cử.
b) Tổ bầu cử hướng dẫn cụ thể cử tri cách thức bỏ phiếu. Nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng chữ họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu.
c) Trường hợp phải sử dụng hòm phiếu phụ thì Tổ trưởng Tổ bầu cử chịu trách nhiệm kiểm tra số lượng phiếu bầu khi phát ra cho thành viên Tổ bầu cử để mang theo cùng với hòm phiếu phụ đến các cử tri là người ốm đau, già yếu, khuyết tật; người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng; người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ; người đang bị cách ly xã hội tập trung tại các cơ sở điều trị Covid-19 hoặc các địa điểm cách ly tập trung khác và người đang bị cách ly tại nhà (nếu có); những khu vực bị chia cắt do thiên tai, lũ lụt, để thực hiện việc bỏ phiếu do không đến được phòng bỏ phiếu. Sau khi những cử tri này bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử phải mang ngay hòm phiếu phụ về khu vực bỏ phiếu.
d) Nếu cử tri yêu cầu đổi phiếu bầu khác do gạch hỏng, Tổ bầu cử phải thu hồi phiếu gạch hỏng của cử tri, sau đó mới được phát phiếu bầu khác.
..."

Đối chiếu quy định trên, như vậy, tổ bầu cử sẽ mang phiếu bầu cùng hòm phiếu phụ đến các cử tri để thực hiện việc bỏ phiếu do không đến được phòng bỏ phiếu. Sau khi những cử tri này bỏ phiếu xong, thành viên Tổ bầu cử phải mang ngay hòm phiếu phụ về khu vực bỏ phiếu. Do đó, trường hợp của bạn đang cách ly tại nhà do Covid-19 vẫn được thực hiện quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp như quy định nêu trên.

Thời gian bỏ phiếu bầu cử Đại biểu Quốc hội và Đại biểu Hội đồng nhân dân được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 71 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015 quy định về thời gian bỏ phiếu như sau:

"1. Việc bỏ phiếu bắt đầu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày.
2. Trước khi bỏ phiếu, Tổ bầu cử phải kiểm tra hòm phiếu trước sự chứng kiến của cử tri.
3. Việc bỏ phiếu phải được tiến hành liên tục. Trong trường hợp có sự kiện bất ngờ làm gián đoạn việc bỏ phiếu thì Tổ bầu cử phải lập tức niêm phong hòm phiếu, tài liệu liên quan trực tiếp đến cuộc bầu cử, kịp thời báo cáo cho Ban bầu cử, đồng thời phải có những biện pháp cần thiết để việc bỏ phiếu được tiếp tục."
Bầu cử đại biểu Quốc hội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Tiến hành bỏ phiếu trong ngày bầu cử của Tổ bầu cử đại biểu Quốc hội, hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2021-2026 được quy định như thế nào?
Pháp luật
Ai có quyền chứng kiến việc kiểm phiếu kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân?
Pháp luật
Người đang cách ly tại nhà do mắc bệnh Covid-19 có được quyền bầu cử Đại biểu Quốc hội hay không theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Hội nghị hiệp thương lần thứ hai để chuẩn bị bầu cử đại biểu quốc hội ở trung ương được tổ chức trước ngày bầu cử bao lâu?
Pháp luật
Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất bầu cử đại biểu quốc hội ở trung ương và địa phương được tổ chức như thế nào?
Pháp luật
Hội nghị hiệp thương lần thứ ba để chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội ở trung ương có được mời Ủy ban thường vụ Quốc hội tham dự không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bầu cử đại biểu Quốc hội
2,856 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bầu cử đại biểu Quốc hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bầu cử đại biểu Quốc hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào