Người dân tộc thiểu số nếu không sinh sống tại địa phương thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế? Trình tự lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại địa phương như thế nào?

Tôi là người dân tộc thiểu số, trước đây bảo hiểm y tế của tôi luôn được nhà nước chi trả. Sau khi tôi lấy chồng, tôi theo chồng về quê chồng sinh sống và làm việc nhưng vẫn giữ hộ khẩu ở nhà chưa chuyển. Năm vừa rồi UBND nơi hộ khẩu thường trú của tôi ngừng cấp thẻ BHYT cho tôi với lý do tôi không sinh sống tại địa phương. Như vậy đúng hay sai?

Có phải bất cứ người dân tộc thiểu số nào cũng thuộc đối tượng được ngân sách nhà nước chi trả bảo hiểm y tế?

Căn cứ theo Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về đối tượng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT) như sau:

“Điều 12. Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:
...
h) Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;
...

Ngoài ra tại Điều 3 Nghị định 146/2018/NĐ-CP cũng quy định về nhóm do ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 3. Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
...
9. Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo và một số đối tượng khác, cụ thể:
a) Người thuộc hộ gia đình nghèo theo tiêu chí về thu nhập, người thuộc hộ nghèo đa chiều có thiếu hụt về bảo hiểm y tế quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 và các quyết định khác của cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế chuẩn nghèo áp dụng cho từng giai đoạn;
b) Người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
c) Người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
...”

Vậy người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn mới thuộc diện được cấp thẻ bảo hiểm y tế theo quy định.

Người dân tộc thiểu số nếu không sinh sống tại địa phương thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế?

Căn cứ Điều 8 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) quy định về trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế như sau:

"Điều 8. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế
...
3. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều này, có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn cho các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 12 của Luật này theo hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 của Luật này; Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.”

Ngoài ra tại Điều 7 Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc tổ chức thực hiện đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:

"Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Ủy ban nhân dân các cấp
...
c) Ủy ban nhân dân cấp xã: lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn theo quy định tại Thông tư này; định kỳ hàng quý rà soát tăng, giảm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế để gửi cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện."

Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi bạn đăng ký thường trú sẽ có trách nhiệm lập danh sách những đối tượng tham gia bảo hiểm y tế. Tuy nhiên Ủy ban nhân dân xã chị lập danh sách các đối tượng có trên địa bàn mà thôi; chị vẫn giữ hộ khẩu tại địa phương những thực tế không cư trú tại địa phương nên việc Ủy ban nhân dân không đưa chị và danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế là đúng theo quy định.

Người dân tộc thiểu số nếu không sinh sống tại địa phương thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế?

Cấp thẻ bảo hiểm y tế đối với người dân tộc thiểu số

Trình tự lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại địa phương như thế nào?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2019/TT-BLĐTBXH quy định về trình tự lập danh sách như sau:

"Điều 6. Trình tự lập danh sách
1. Đối với đối tượng đang sinh sống tại cộng đồng:
a) Người làm công tác Lao động - Thương binh và Xã hội cấp xã hoặc người được phân công căn cứ vào Điều 5 của Thông tư này để rà soát, thống kê và lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo mẫu ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã duyệt.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi danh sách đã được phê duyệt cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện) và cơ quan bảo hiểm xã hội huyện;
c) Trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, kể tù ngày nhận được danh sách, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện chủ trì phối hợp với cơ quan bảo hiểm xã hội huyện rà soát, kiểm tra danh sách.
Trường hợp phát hiện sai đối tượng hoặc thông tin của đối tượng không đầy đủ, thì cơ quan chuyên môn về lao động cấp huyện chuyển Ủy ban nhân dân cấp xã lập lại danh sách.
d) Trong thời hạn 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày nhận danh sách, cơ quan bảo hiểm xã hội huyện thực hiện cấp thẻ bảo hiểm y tế cho đối tượng.
đ) Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện chuyển danh sách kèm theo thẻ bảo hiểm y tế của đối tượng cho Ủy ban nhân dân cấp xã để bàn giao cho đối tượng.
Cơ quan bảo hiểm xã hội huyện phải gửi danh sách đối tượng đã được cấp thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện để theo dõi, quản lý.
..."
Dân tộc thiểu số
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Dân tộc thiểu số là gì?
Pháp luật
Sinh viên người dân tộc thiểu số xin nghỉ học thì có cần hoàn trả số tiền trợ cấp của trường hay không?
Pháp luật
Mức hỗ trợ học tập năm học 2023-2024 đối với sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người là bao nhiêu?
Pháp luật
Nhà nước hỗ trợ chi phí cho người lao động dân tộc thiểu số đi làm việc ở nước ngoài như thế nào?
Pháp luật
Tên 54 dân tộc Việt Nam hiện nay? Ngày hội đại đoàn kết dân tộc là ngày 18/11 hàng năm đúng không?
Pháp luật
Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023 là ngày bao nhiêu? Hướng dẫn tổ chức ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023?
Pháp luật
Sinh viên người dân tộc thiểu số sẽ được hỗ trợ bao nhiêu phần trăm chi phí học tập? Thời gian hỗ trợ là bao lâu?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số có được đăng ký dự tuyển công chức loại A không? Cần đủ bao nhiêu tuổi trở lên?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số thoát nghèo có thuộc nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế?
Pháp luật
Người dân tộc thiểu số nếu không sinh sống tại địa phương thì có được cấp thẻ bảo hiểm y tế? Trình tự lập danh sách đối tượng tham gia bảo hiểm y tế tại địa phương như thế nào?
Pháp luật
Đào tạo lao động là người dân tộc thiểu số: Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân tộc thiểu số
2,303 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân tộc thiểu số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân tộc thiểu số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào