Người dân ở khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào có thể qua lại các xã, bản tiếp giáp của nhau hay không?

Cho tôi hỏi, gia đình tôi mới thay đổi chỗ ở hiện đang sinh sống gần khu vực biên giới giữa Lào và Việt Nam thì không biết chúng tôi có thể qua lại các thôn, xã tiếp giáp khu vực biên giới của nhau hay không? Trường hợp có gia súc đi lạc qua khu vực biên giới nước bạn thì phải làm thế nào? Câu hỏi của chị Thủy từ Nghệ An.

Hiệp định về đường biên giới của cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được ký kết vào khoảng thời gian nào?

Khu vực biên giới Việt - Lào

Khu vực biên giới Việt - Lào (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 1 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về ngày ký kết hiệp đình về đường biên giới quốc gia giữ Việt Nam và Lào như sau:

Điều 1.
a. Đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18 tháng 7 năm 1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24 tháng 01 năm 1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ, sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc kèm theo các Hiệp ước nói trên, bao gồm:
- Nghị định thư ký ngày 24 tháng 01 năm 1986 và Nghị định thư bổ sung ký ngày 16 tháng 10 năm 1987.
- Các biên bản phân giới và cắm mốc trên thực địa các đoạn biên giới đã miêu tả toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào .
- Các biên bản cắm mốc trên thực địa đã miêu tả từng mốc quốc giới.
- Các mảng sơ đồ đường biên giới Việt Nam - Lào tỷ lệ 1/25.000 đã vẽ toàn bộ đường biên giới Việt Nam - Lào.
- Các sơ đồ vị trí mốc quốc giới tỷ lệ 1/5000 và tỷ lệ 1/10.000 vẽ vị trí từng mốc quốc giới.
- Các ảnh của từng mốc quốc giới.
b. Đường biên giới nói ở khoản a điều này cũng là đường dùng để phân ranh giới vùng trời và lòng đất giữa hai nước vạch theo hướng thẳng đứng.

Theo đó, đường biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào được quy định bởi Hiệp ước Hoạch định biên giới quốc gia giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào ký ngày 18 tháng 7 năm 1977 và Hiệp ước Bổ sung ký ngày 24 tháng 01 năm 1986 cùng các văn bản, phụ lục, tài liệu, bản đồ, sơ đồ về phân giới trên thực địa và cắm mốc.

Người dân ở khu vực biên giới giữa hai nước Việt Nam và Lào có thể qua lại các xã, bản tiếp giáp của nhau hay không?

Theo Điều 14 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về việc qua lại của công dân hai nước Việt Nam và lao ở khu vực biên giới như sau:

Điều 14.
a. Công dân cư trú trong khu vực biên giới bên này được sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.
b. Hai Bên ký kết quy định thể thức, danh mục, giá trị và số lượng hàng và tiền tệ mà công dân ở khu vực biên giới mỗi Bên được phép mang qua biên giới theo khoản a. điều này.

Theo đó, công dân cư trú trong khu vực biên giới bên này được sang các xã, bản tiếp giáp và lân cận thuộc khu vực biên giới bên kia để mua bán, trao đổi hàng hoá cần thiết cho đời sống hàng ngày, cho sản xuất, thăm viếng người thân, xem phim, xem biểu diễn văn nghệ.

Trường hợp có gia súc từ Việt Nam đi lạc sang khu vực biên giới của Lào thì xử lý như thế nào?

Căn cứ Điều 17 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về trường hợp có gia súc đi lạc sang khu vực biên giới như sau:

Điều 17.
a. Mỗi Bên ký kết giáo dục nhân dân ở khu vực biên giới Bên mình tránh không để gia súc sang khu vực biên giới Bên kia phá hoại hoa mầu. Trường hợp gia súc phá hoại hoa mầu, người chủ gia súc đó phải bồi thường thích đáng theo sự thoả thuận của các bên đương sự.
b. Khi có gia súc ở khu vực biên giới Bên kia sang khu vực biên giới Bên này, nhà chức trách và công dân Bên này giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó. Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết, người trông nom phải bồi thường thích đáng.
c. Nếu các đương sự không thể tự giải quyết được, chính quyền địa phương hai Bên giúp đỡ họ giải quyết trên tinh thần hữu nghị anh em.

Như vậy, trường hợp có gia súc đi lạc sang khu vực biên giới nước Lào thì nhà chức trách và công dân bên Lào phải có trách nhiệm giữ lại và trông nom giúp, đồng thời báo ngay cho nhà chức trách Bên kia và chủ gia súc biết để sang nhận và chủ gia súc phải trả tiền công trông nom gia súc đó

Trong lúc gia súc còn dưới sự quản lý của mình, cấm bắt gia súc đó làm việc hoặc đánh đập làm cho gia súc đó bị thương hoặc bị chết; nếu cố tình làm cho gia súc bị thương hoặc bị chết, người trông nom phải bồi thường thích đáng.

Trường hợp có gia súc từ bên Lào đi lạc sang khu vực biên giới Việt Nam thì cũng phải thực hiện theo quy định trên.

Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những hành vi nào bị nghiêm cấm để bảo vệ biên giới quốc gia?
Pháp luật
Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Pháp luật
Nước có chung biên giới đất liền với nước Việt Nam là nước nào? Phương tiện của nước có chung biên giới vào khu vực cửa khẩu của VN có phải khai tờ khai hải quan không?
Pháp luật
Đỉnh Mẫu Sơn ở đâu? Đỉnh Mẫu Sơn ở tỉnh nào? Sản phẩm du lịch của Đỉnh Mẫu Sơn 2024 gồm những gì?
Pháp luật
Ngày 03 tháng 3 là Ngày Biên phòng toàn dân đúng không? Cách thức tổ chức Ngày Biên phòng toàn dân?
Pháp luật
Chủ quyền lãnh thổ quốc gia là gì? Mức phạt cao nhất cho người kích động chiến tranh xâm lược nhằm chống lại chủ quyền lãnh thổ Việt Nam là gì?
Pháp luật
Trình tự, thủ tục thiết lập khu chợ biên giới Việt Nam - Trung Quốc thế nào? Khu chợ biên giới gồm những kiểu chợ gì?
Pháp luật
Mẫu Giấy xác nhận kinh doanh tại khu chợ biên giới của cư dân biên giới Trung Quốc hiện nay thế nào?
Pháp luật
Nội dung đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia gồm những nội dung nào? Cơ quan nào tổ chức thực hiện đo đạc và bản đồ về biên giới quốc gia?
Pháp luật
Nước nào có diện tích lớn nhất thế giới? Hành vi nào bị nghiêm cấm trong khu vực biên giới quốc gia?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biên giới quốc gia
2,615 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biên giới quốc gia

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biên giới quốc gia

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào