Người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia có được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối biên giới không?
- Người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia có được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối biên giới không?
- Nghiêm cấm người dân khu vực biên giới Việt Nam thực hiện những hành vi nào bên khu vực biên giới Campuchia?
- Người dân khu vực biên giới Việt Nam vi phạm pháp luật nước Campuchia thì xử lý như thế nào?
Người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia có được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối biên giới không?
Theo khoản c Điều 8 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 8.
...
c) Những người dân khu vực biên giới hai Bên được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối, kênh, rạch biên giới. Trước khi làm, chính quyền cấp huyện Bên có ý định xây dựng công trình đó phải bàn bạc và được sự thỏa thuận của chính quyền cấp huyện phía Bên kia nhằm bảo đảm lợi ích của cả hai Bên và không được làm thay đổi hướng dòng chảy.
Việc xây dựng công trình thủy lợi vừa và lớn trên sông, suối, kênh, rạch biên giới, phải do chính quyền cấp tỉnh hai Bên bàn bạc và báo cáo lên Chính phủ hai Bên quyết định.
Căn cứ quy định trên thì những người dân khu vực biên giới hai Bên được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối, kênh, rạch biên giới:
- Trước khi làm, chính quyền cấp huyện Bên có ý định xây dựng công trình đó phải bàn bạc và được sự thỏa thuận của chính quyền cấp huyện phía Bên kia nhằm bảo đảm lợi ích của cả hai Bên và không được làm thay đổi hướng dòng chảy.
- Việc xây dựng công trình thủy lợi vừa và lớn trên sông, suối, kênh, rạch biên giới, phải do chính quyền cấp tỉnh hai Bên bàn bạc và báo cáo lên Chính phủ hai Bên quyết định.
Như vậy, người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia có được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối biên giới.
Nghiêm cấm người dân khu vực biên giới Việt Nam thực hiện những hành vi nào bên khu vực biên giới Campuchia?
Theo Điều 6 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 6.
a) Những người dân khu vực biên giới Bên này không được sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà, canh tác, lây lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v…, đánh cá, bắt tôm trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên. Trường hợp sang khu vực biên giới Bên kia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì đương sự phải dỡ nhà, trở về nước mình trong vòng sáu tháng.
b) Trường hợp đang sản xuất tại khu vực biên giới Bên kia khi Hiệp định này có hiệu lực và không được phép tiếp tục nữa, nếu là hoa màu và cây lâu năm chưa kịp thu hoạch thì đương sự được phép tiếp tục qua biên giới để chăm sóc cho đến khi thu hoạch xong và chỉ được làm và thu hoạch hết vụ đó. Đối với cây lâu năm chậm nhất một năm sau khi Hiệp định này có hiệu lực, đương sự phải nhượng lại cho chính quyền địa phương sở tại và chính quyền địa phương sở tại cần xem xét việc bồi thường cho đương sự theo giá thỏa thuận.
c) Trong lúc tiến hành các hoạt động sản xuất nói trên ở khu vực biên giới Bên kia, đương sự phải tuân theo luật lệ của Bên kia.
Theo quy định nêu trên thì nghiêm cấm người dân khu vực biên giới Việt Nam sang khu vực biên giới Campuchia cư trú, làm nhà, canh tác, lây lâm thổ sản, săn bắn, chăn trâu bò, gia cầm v.v…, đánh cá, bắt tôm trừ trường hợp được phép của chính quyền hai Bên từ cấp huyện trở lên.
Trường hợp sang khu vực biên giới Campuchia cư trú, làm nhà trái với quy định này sau khi Hiệp định này có hiệu lực thì người dân khu vực biên giới Việt Nam phải dỡ nhà, trở về nước mình trong vòng sáu tháng.
Người dân khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia có được làm công trình thủy lợi nhỏ trên sông, suối biên giới (Hình từ Internet)
Người dân khu vực biên giới Việt Nam vi phạm pháp luật nước Campuchia thì xử lý như thế nào?
Theo Điều 16 Hiệp định về quy chế biên giới giữa Việt Nam và Cam-pu-chia 1983 quy định như sau:
Điều 16.
Hai Bên tăng cường hợp tác để giữ gìn trật tự, an ninh chung trong khu vực biên giới hai nước.
a) Khi một Bên phát hiện sự hoạt động của biệt kích, gián điệp, tàn quân của chế độ cũ và phần tử xấu khác cần kịp thời thông báo phía Bên kia biết và phối hợp đối phó nếu cần.
b) Trường hợp công dân một nước vi phạm luật pháp nước Bên kia (cướp của, hành hung, buôn lậu v.v…) chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người và tang vật cho chính quyền Bên phía công dân đó xử lý.
Căn cứ trên quy định trường hợp người dân khu vực biên giới Việt Nam vi phạm pháp luật nước Campuchia (cướp của, hành hung, buôn lậu v.v…) thì chính quyền địa phương cần kịp thời bắt giữ, lập biên bản rồi giao người và tang vật cho chính quyền địa phương bên phía người dân khu vực biên giới Việt Nam xử lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?