Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có bắt buộc phải là công chức, viên chức hay không?
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có bắt buộc phải là công chức, viên chức hay không?
Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:
Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước
...
2. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của Kiểm soát viên được quy định như sau:
a) Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên không được là người quản lý công ty và người quản lý tại doanh nghiệp khác; không được là Kiểm soát viên của doanh nghiệp không phải là doanh nghiệp nhà nước; không phải là người lao động của công ty;
b) Một cá nhân có thể đồng thời được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát, Kiểm soát viên của không quá 04 doanh nghiệp nhà nước.
3. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp;
b) Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, có thể thấy theo quy định trên thì người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không được là cán bộ, công chức, viên chức.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có bắt buộc phải là công chức, viên chức hay không? (Hình từ Internet)
Để được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì cần đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 46 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định, để được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn cụ thể theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
(2) Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
(3) Phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết nhiệm kỳ của Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị doanh nghiệp được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
(4) Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
(5) Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định của pháp luật.
(6) Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử, chấp hành hình phạt tù, thi hành quyết định kỷ luật.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự trước khi cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
Hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp gồm những gì?
Theo quy định tại Điều 48 Nghị định 159/2020/NĐ-CP thì hồ sơ cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau đây:
(1) Tờ trình về việc đề nghị cử người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp do người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký.
(2) Sơ yếu lý lịch do cá nhân tự khai theo mẫu quy định,
+ Được cấp có thẩm quyền xác nhận,
+ Có dán ảnh màu khổ 4x6 cm, chụp trong thời gian không quá 06 tháng.
(3) Bản tự kiểm điểm của người được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong 3 năm công tác gần nhất).
(4) Nhận xét, đánh giá của tập thể lãnh đạo và cấp ủy cơ quan, tổ chức đang quản lý người được đề nghị cử làm người đại diện phần vốn nhà nước.
(5) Kết luận của cấp ủy có thẩm quyền về tiêu chuẩn chính trị của người được cử làm người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
(6) Nhận xét của chi ủy nơi cư trú đối với bản thân và gia đình.
Trường hợp nơi cư trú của bản thân khác với nơi cư trú của gia đình thì phải lấy nhận xét của chi ủy nơi bản thân cư trú và nơi gia đình cư trú.
(7) Bản kê khai tài sản, thu nhập theo mẫu quy định.
(8) Bản sao các văn bằng, chứng chỉ theo yêu cầu của tiêu chuẩn chức vụ, chức danh bổ nhiệm.
Trường hợp nhân sự có bằng tốt nghiệp do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp thì phải được công nhận tại Việt Nam theo quy định.
(9) Giấy chứng nhận sức khỏe của cơ sở y tế có thẩm quyền cấp trong thời hạn 06 tháng.
(10) Bản cam kết tuân thủ các chủ trương, nghị quyết, chỉ đạo của chủ sở hữu và việc thực hiện các vai trò, trách nhiệm, nghĩa vụ của người đại diện phần vốn nhà nước với chủ sở hữu đã được cơ quan đại diện chủ sở hữu thông qua.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?