Người đại diện phần vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội ở doanh nghiệp khác có được hưởng tiền phụ cấp hay không?

Cho tôi hỏi người đại diện phần vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội ở doanh nghiệp khác có được hưởng tiền phụ cấp hay không? Người đại diện có được thực hiện thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác không? Câu hỏi của chị Tuyết từ Lâm Đồng.

Người đại diện phần vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội ở doanh nghiệp khác có được hưởng tiền phụ cấp hay không?

Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã được đổi tên, nay là Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội theo quy định tại Điều 2 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Nghị định 05/2018/NĐ-CP.

Căn cứ khoản 1 Điều 33 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định về tiền lương, thưởng và quyền lợi của người đại diện như sau:

Tiền lương, thưởng và quyền lợi của người đại diện
1. Người đại diện phần vốn VIETTEL tại doanh nghiệp khác là thành viên chuyên trách trong ban quản lý, điều hành hoặc là người lao động doanh nghiệp khác được hưởng lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp đó và do doanh nghiệp đó trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do VIETTEL trả theo quy định. Nguồn phụ cấp người đại diện được lấy từ lợi nhuận được chia từ vốn của nhà nước góp vào doanh nghiệp khác.
2. Người đại diện là thành viên kiêm nhiệm không tham gia chuyên trách trong ban quản lý, điều hành doanh nghiệp khác thì tiền lương, phụ cấp trách nhiệm (nếu có), tiền thưởng và các quyền lợi khác theo quy định do VIETTEL chi trả. Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do VIETTEL chi trả theo quy định.
3. Trường hợp người đại diện được các doanh nghiệp khác trả thù lao thì người đại diện có trách nhiệm nộp các khoản thù lao trên cho VIETTEL.
...

Như vậy, theo quy định thì người đại diện phần vốn Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội tại doanh nghiệp khác là thành viên chuyên trách trong ban quản lý, điều hành hoặc là người lao động doanh nghiệp khác thì được hưởng phụ cấp trách nhiệm (nếu có).

Ngoài ra còn được hưởng tiền phụ cấp người đại diện do Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội trả theo quy định.

Người đại diện phần vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội ở doanh nghiệp khác có được hưởng tiền phụ cấp hay không?

Người đại diện phần vốn góp của Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân độii ở doanh nghiệp khác có được hưởng tiền phụ cấp hay không? (Hình từ Internet)

Người đại diện có được thực hiện thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác không?

Căn cứ khoản 3 Điều 32 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của VIETTEL ở doanh nghiệp khác
Tham gia ứng cử vào bộ máy quản lý, điều hành của doanh nghiệp khác theo điều lệ của doanh nghiệp này.
1. Khi được ủy quyền thực hiện quyền của cổ đông, thành viên góp vốn, bên liên doanh trong các kỳ họp Đại hội đồng cổ đông, thành viên góp vốn, các bên liên doanh phải sử dụng quyền đó một cách cẩn trọng theo đúng chỉ đạo của VIETTEL, nhất là trong trường hợp là cổ đông, bên góp vốn chi phối.
2. Theo dõi, giám sát tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác theo quy định của luật pháp, điều lệ doanh nghiệp. Thực hiện báo cáo định kỳ hoặc theo yêu cầu của VIETTEL về tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh, vấn đề tài chính của doanh nghiệp khác, việc thực hiện các nhiệm vụ của VIETTEL giao.
3. Theo dõi, đôn đốc và thực hiện thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác gồm: vốn cho người lao động vay để mua cổ phần, bán chịu cổ phần cho người lao động, chia cổ phần cho người lao động để hưởng cổ tức, chuyển nhượng cổ phần của Nhà nước, thu cổ tức và các khoản được chia khác từ vồn góp vào doanh nghiệp khác.
...

Như vậy, theo quy định thì người đại diện được thực hiện thu hồi vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác gồm:

(1) Vốn cho người lao động vay để mua cổ phần,

(2) Bán chịu cổ phần cho người lao động,

(3) Chia cổ phần cho người lao động để hưởng cổ tức,

(4) Chuyển nhượng cổ phần của Nhà nước,

(5) Thu cổ tức

(6) Các khoản được chia khác từ vốn góp vào doanh nghiệp khác.

Người đại diện thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho đại diện chủ sở hữu vốn thì có phải bồi thường không?

Căn cứ khoản 7 Điều 32 Quy chế Quản lý Tài chính của Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội ban hành kèm theo Quyết định 1609/QĐ-BTC năm 2012 quy định như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người đại diện phần vốn góp của VIETTEL ở doanh nghiệp khác
...
5. Người đại diện ở doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của VIETTEL phải có trách nhiệm hướng doanh nghiệp đó đi đúng mục tiêu, định hướng của VIETTEL; sử dụng quyền chi phối hoặc phủ quyết để quyết định việc bổ sung ngành nghề kinh doanh lại doanh nghiệp khác. Khi phát hiện doanh nghiệp đi chệch mục tiêu, định hướng của VIETTEL phải báo cáo ngay VIETTEL và đề xuất giải pháp để khắc phục. Sau khi được VIETTEL thông qua cần tổ chức thực hiện ngay để nhanh chóng hướng doanh nghiệp đi đúng mục tiêu, định hướng đã xác định.
6. Thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Điều lệ doanh nghiệp và VIETTEL giao.
7. Chịu trách nhiệm trước VIETTEL về hiệu quả sử dụng vốn góp của VIETTEL tại công ty mà mình được cử làm đại diện và các nhiệm vụ được giao. Trường hợp thiếu trách nhiệm, lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn gây thiệt hại cho đại diện chủ sở hữu vốn thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trong trường hợp người đại diện thiếu trách nhiệm gây thiệt hại cho đại diện chủ sở hữu vốn thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường vật chất theo quy định của pháp luật.

Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Loại hình doanh nghiệp của Tập đoàn VIETTEL là gì? Vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL là bao nhiêu?
Pháp luật
Những ngành nghề kinh doanh chính của Tập đoàn VIETTEL là gì? Ai có quyền quyết định điều chỉnh vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL?
Pháp luật
Vốn của Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội gồm những nguồn vốn nào? Việc quản lý vốn của Tập đoàn này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội (Viettel) phải là sĩ quan Quân đội đúng không? Ai là người có thẩm quyền bổ nhiệm Chủ tịch Tập đoàn Viettel?
Pháp luật
Mức tiền thưởng Huân chương Sao vàng trao tặng Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội là bao nhiêu?
Pháp luật
Công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ có được sử dụng số vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư thu lợi nhuận không?
Pháp luật
Công ty con do Công ty mẹ Tập đoàn Viễn thông Quân đội nắm giữ 100% vốn điều lệ có được chủ động huy động vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh không?
Pháp luật
Tập đoàn VIETTEL có quyền và nghĩa vụ gì đối với vốn và tài sản? Vốn điều lệ của Tập đoàn VIETTEL tại thời điểm ban hành là bao nhiêu?
Pháp luật
Chủ tịch tập đoàn VIETTEL cần đáp ứng những tiêu chuẩn và điều kiện gì? Có những nghĩa vụ và trách nhiệm gì?
Pháp luật
Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội có cấp bậc quân hàm cao nhất thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội
734 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào