Người đã bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý thì có thể được bổ nhiệm lại làm trợ giúp viên pháp lý hay không?
Trường hợp nào sẽ bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Trợ giúp viên pháp lý 2017 thì trợ giúp viên pháp lý sẽ bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(1) Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý, cụ thể là không đáp ứng một trong những tiêu chuẩn sau đây:
- Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước;
- Có phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
- Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
(2) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc;
(3) Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
(4) Không thực hiện vụ việc tham gia tố tụng trong thời gian 02 năm liên tục, trừ trường hợp do nguyên nhân khách quan;
(5) Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo từ lần thứ 02 trở lên hoặc cách chức do thực hiện hành vi sau:
- Xâm phạm danh dự, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý; phân biệt đối xử người được trợ giúp pháp lý;
- Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích vật chất hoặc lợi ích khác từ người được trợ giúp pháp lý; sách nhiễu người được trợ giúp pháp lý;
- Lợi dụng hoạt động trợ giúp pháp lý để trục lợi, xâm phạm quốc phòng, an ninh quốc gia, gây mất trật tự, an toàn xã hội, ảnh hưởng xấu đến đạo đức xã hội;
- Xúi giục, kích động người được trợ giúp pháp lý cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật, khiếu nại, tố cáo, khởi kiện trái pháp luật.
(6) Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý (Hình từ Internet)
Người đã bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý thì có thể được bổ nhiệm lại làm trợ giúp viên pháp lý hay không?
Theo khoản 3 Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về việc bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý như sau:
Bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý
...
3. Người đã bị miễn nhiệm, thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định tại các điểm a, c và e khoản 1 Điều 22 của Luật này được xem xét bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý quy định tại Luật này và lý do miễn nhiệm, thu hồi thẻ không còn.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu anh bị miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý vì một trong những nguyên nhân sau đây thì anh có thể được xem xét bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý khi đáp ứng đủ tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý và lý do miễn nhiệm, thu hồi thẻ không còn:
- Không còn đủ tiêu chuẩn làm trợ giúp viên pháp lý quy định tại Điều 19 của Luật này;
- Chuyển công tác khác hoặc thôi việc theo nguyện vọng;
- Đang bị cấm hành nghề trong thời gian nhất định theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thủ tục cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý theo quy định mới nhất hiện nay?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì việc cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý được thực hiện như sau:
(1) Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý.
(2) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
- Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
- Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
(3) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?