Người của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng với doanh nghiệp về chăm sóc sức khỏe cho người lao động có phải luôn có mặt ở doanh nghiệp hay không?
- Trường hợp doanh nghiệp không có người có chuyên môn để thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp thì phải làm thế nào?
- Người của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng với doanh nghiệp về chăm sóc sức khỏe cho người lao động có phải luôn có mặt ở doanh nghiệp hay không?
- Những đối tượng nào đủ điều kiện để có thể làm ở bộ phận y tế tại doanh nghiệp?
Trường hợp doanh nghiệp không có người có chuyên môn để thành lập bộ phận y tế trong doanh nghiệp thì phải làm thế nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 73 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015 quy định về việc thành lập bộ phận y tế như sau:
"Điều 73. Bộ phận y tế
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều này thì phải có hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động quy định tại khoản 2 Điều này."
Như vậy, trường hợp công ty bạn không có người có trình độ để đảm nhận việc thành lập bộ phận y tế trong công ty thì có thể ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế để thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe người lao động.
Người của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ký hợp đồng với doanh nghiệp về chăm sóc sức khỏe cho người lao động có phải luôn có mặt ở doanh nghiệp hay không?
Theo khoản 5 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cũng có hướng dẫn về việc thành lập bộ phận y tế như sau:
"Điều 37. Tổ chức bộ phận y tế
5. Trường hợp cơ sở không bố trí được người làm công tác y tế hoặc không thành lập được bộ phận y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực hiện theo quy định sau đây:
a) Ký hợp đồng với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực theo quy định sau đây: cung cấp đủ số lượng người làm công tác y tế theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 3 Điều này; có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa;
b) Thông báo thông tin cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên theo mẫu tại Phụ lục XXII ban hành kèm theo Nghị định này với Sở Y tế cấp tỉnh, nơi cơ sở có trụ sở chính."
Căn cứ quy định nêu trên thì cơ sở khám chữa bệnh khi ký hợp đồng với doanh nghiệp về chăm sóc sức khỏe cho người lao động thì không bắt buộc phải có mặt thường trực tại doanh nghiệp. Nhưng cơ sở khám chữa bệnh phải có mặt kịp thời tại cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp trong thời hạn 30 phút đối với vùng đồng bằng, thị xã, thành phố và 60 phút đối vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
Vấn đề trả lương ở đây cũng không bắt buộc phải bằng hay cao hơn mức lương tối thiểu vùng, vì bản chất mình ký với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ năng lực, và tất nhiên khoản tiền này sẽ do các bên tự thỏa thuận.
Chăm sóc sức khỏe cho người lao động
Những đối tượng nào đủ điều kiện để có thể làm ở bộ phận y tế tại doanh nghiệp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 29/2021/TT-BYT quy định về đối tượng có thể thực hiện công tác y tế tại các cớ sở sản xuát, kinh doanh như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Người làm công tác y tế tại cơ sở sản xuất, kinh doanh gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân điều dưỡng, y sỹ, điều dưỡng trung học, hộ sinh viên được quy định tại khoản 3 Điều 37 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động."
Ngoài ra tại khoản 3 Điều 37 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về trình độ đối với người làm công tác y tế ở cơ sở như sau:
"Điều 37. Tổ chức bộ phận y tế
3. Người làm công tác y tế ở cơ sở quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều này phải đáp ứng đủ các Điều kiện sau đây:
a) Có trình độ chuyên môn y tế bao gồm: bác sỹ, bác sỹ y tế dự phòng, cử nhân Điều dưỡng, y sỹ, Điều dưỡng trung học, hộ sinh viên;
b) Có chứng chỉ chứng nhận chuyên môn về y tế lao động."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?