Người cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự bị phạt bao nhiêu tiền?
- Người cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự bị phạt bao nhiêu tiền?
- Những ai của Tòa án có thẩm quyền xử phạt về hành vi cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự?
- Chánh án Tòa án quân sự có quyền lập biên bản với người cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
Người cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo khoản 2, khoản 5 Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.
Người nào cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 4 Điều 9 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật như sau:
Hành vi tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật.
...
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Theo quy định trên, người có hành vi cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật thì bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng. Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi trên.
Người cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự (Hình từ Internet)
Những ai của Tòa án có thẩm quyền xử phạt về hành vi cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự?
Căn cứ theo khoản 3, khoản 5 Điều 33 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về việc xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân như sau:
Xác định thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân
1. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, khoản 1 Điều 13, Điều 14, Điều 16, khoản 1 Điều 18, khoản 1 Điều 19, khoản 1 và khoản 2 Điều 23 của Pháp lệnh này.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, Điều 16, Điều 17, khoản 1 và khoản 2 Điều 18, Điều 19, khoản 1 Điều 21, khoản 1 Điều 22, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
3. Chánh án Tòa án quân sự khu vực xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, Điều 11, Điều 12, khoản 1 và khoản 2 Điều 13, Điều 14, khoản 1 Điều 15, các khoản 1, 2 và 3 Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp cao xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 11 đến Điều 24 của Pháp lệnh này.
5. Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại các điều từ Điều 9 đến Điều 15, Điều 23 và Điều 24 của Pháp lệnh này.
Theo quy định về thẩm quyền xử phạt của Tòa án nhân dân nêu trên, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền xử phạt đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng quy định tại khoản 1 Điều 9, cụ thể là hành vi cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự.
Chánh án Tòa án quân sự có quyền lập biên bản với người cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Pháp lệnh 02/2022/UBTVQH15 quy định về Lập biên bản vi phạm hành chính như sau:
Lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản về hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự bao gồm:
a) Người có thẩm quyền xử phạt theo quy định tại Điều 25 của Pháp lệnh này;
b) Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án, vụ việc;
c) Thẩm tra viên; Thư ký Tòa án đang thi hành công vụ, nhiệm vụ;
d) Người có thẩm quyền khác của Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự đang thi hành công vụ, nhiệm vụ.
...
Theo đó, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền xử phạt hành vi cố ý báo tin về tội phạm sai sự thật cản trở hoạt động tố tụng hình sự. Vì vậy, Chánh án Tòa án quân sự khu vực, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương có quyền lập biên bản với người này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?