Người có trách nhiệm chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện các hoạt động nào?
Cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra sự cố chất thải phải báo cáo thông tin đến cơ quan nào?
Theo khoản 2 Điều 8 Quy chế ứng phó sự cố chất thải ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg như sau:
Tiếp nhận và xử lý thông tin về sự cố chất thải
1. Thông tin về sự cố chất thải phải được thông báo kịp thời đến đầu số 112 hoặc đến Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã nơi xảy ra sự cố. Tổ chức, cá nhân phát hiện sự cố chất thải có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản này.
2. Cơ sở để xảy ra sự cố chất thải có trách nhiệm báo cáo ngay đến một trong các cơ quan sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã nơi xảy ra sự cố;
b) Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và xử lý.
Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh khi xảy ra sự cố chất thải phải báo cáo ngay đến một trong các cơ quan sau đây:
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện, xã nơi xảy ra sự cố;
- Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã có trách nhiệm thông tin kịp thời về cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cùng cấp hoặc cấp trên trực tiếp để kiểm tra và xử lý.
Ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở sản xuất, kinh doanh (Hình từ Internet)
Ai có trách nhiệm chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở sản xuất, kinh doanh?
Theo khoản 1 Điều 9 Quy chế ứng phó sự cố chất thải ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg như sau:
Ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở
1. Người đại diện theo pháp luật của cơ sở hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở.
...
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của cơ sở sản xuất, kinh doanh hoặc người được ủy quyền là người chỉ huy ứng phó sự cố tại cơ sở đó.
Người có trách nhiệm chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở sản xuất, kinh doanh phải thực hiện các hoạt động nào?
Theo khoản 2 Điều 9 Quy chế ứng phó sự cố chất thải ban hành kèm theo Quyết định 09/2020/QĐ-TTg như sau:
Ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở
...
2. Người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để thực hiện các hoạt động sau đây:
a) Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã về việc ứng phó sự cố trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện sự cố;
b) Trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy phải thông báo ngay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để được tổ chức ứng phó; bàn giao quyền chỉ huy cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và chỉ đạo lực lượng ứng phó sự cố của cơ sở thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
Theo đó, người chỉ huy ứng phó sự cố chất thải tại cơ sở cơ sở sản xuất, kinh doanh phải tổ chức ứng phó sự cố, đánh giá phạm vi ảnh hưởng và khả năng tự ứng phó của cơ sở để thực hiện các hoạt động sau đây:
- Trường hợp sự cố trong khả năng tự ứng phó của cơ sở, người chỉ huy có trách nhiệm thực hiện các biện pháp ứng phó sự cố theo kế hoạch, kịch bản đã được phê duyệt; đồng thời có trách nhiệm báo cáo Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã về việc ứng phó sự cố trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện sự cố;
- Trường hợp sự cố vượt ngoài khả năng tự ứng phó của cơ sở sản xuất, kinh doanh, người chỉ huy phải thông báo ngay đến Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp xã hoặc Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện để được tổ chức ứng phó; bàn giao quyền chỉ huy cho Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện và chỉ đạo lực lượng ứng phó sự cố của cơ sở thực hiện theo yêu cầu của Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?