Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án dân sự không?
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự được hiểu như thế nào?
Theo khoản 1, khoản 4 Điều 68 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đương sự trong vụ việc dân sự như sau:
“1. Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
…
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.”
Như vậy, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là đương sự trong vụ án dân sự. Là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án dân sự không?
Quy định về lấy lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan
Theo quy định tại Điều 98 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về lấy lời khai của đương sự như sau:
“1. Thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của đương sự khi đương sự chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Đương sự phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp đương sự không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của đương sự. Việc lấy lời khai của đương sự chỉ tập trung vào những tình tiết mà đương sự khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của đương sự vào biên bản. Thẩm phán lấy lời khai của đương sự tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai của đương sự ngoài trụ sở Tòa án.
2. Biên bản ghi lời khai của đương sự phải được người khai tự đọc lại hay nghe đọc lại và ký tên hoặc điểm chỉ. Đương sự có quyền yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản ghi lời khai và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận. Biên bản phải có chữ ký của người lấy lời khai, người ghi biên bản và đóng dấu của Tòa án; nếu biên bản được ghi thành nhiều trang rời nhau thì phải ký vào từng trang và đóng dấu giáp lai. Trường hợp biên bản ghi lời khai của đương sự được lập ngoài trụ sở Tòa án thì phải có người làm chứng hoặc xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Công an xã, phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi lập biên bản.
3. Việc lấy lời khai của đương sự thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 69 của Bộ luật này phải được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của đương sự đó.”
Theo đó, thẩm phán chỉ tiến hành lấy lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khi người đó chưa có bản khai hoặc nội dung bản khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải tự viết bản khai và ký tên của mình. Trường hợp không thể tự viết được thì Thẩm phán lấy lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án đó.
Việc lấy lời khai chỉ tập trung vào những tình tiết mà người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan khai chưa đầy đủ, rõ ràng. Thẩm phán tự mình hoặc Thư ký Tòa án ghi lại lời khai của họ vào biên bản. Và việc lấy lời khai của người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan được thực hiện tại trụ sở Tòa án; trường hợp cần thiết có thể lấy lời khai ngoài trụ sở Tòa án.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có được thay đổi lời khai trong quá trình giải quyết vụ án dân sự không?
Theo quy định tại Điều 210 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về trình tự phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải như sau:
“...
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
…”
Căn cứ theo khoản 3 Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về nguồn chứng cứ như sau:
“Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:
…
3. Lời khai của đương sự.
…”
Theo đó, tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ thì người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung tài liệu, chứng cứ bao gồm cả lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án. Như vậy, bạn có thể bổ sung lời khai để thay đổi nội dung mà bạn đã khai trước đó theo đúng tình tiết vụ án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày đẹp bao sái bàn thờ năm 2025? Bao sái bàn thờ năm 2025 ngày nào? Nghỉ tết 2025 người lao động được nghỉ bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?
- Mẫu Quyết định khen thưởng nhân viên xuất sắc dịp Tết cuối năm? Tải về Mẫu Quyết định khen thưởng?
- Từ năm 2025, rời khỏi hiện trường sau khi gây tai nạn giao thông, người lái xe máy sẽ bị phạt bao nhiêu?
- Mẫu Biên bản họp đại hội đồng cổ đông về việc tách công ty mới nhất? Tải về file word mẫu biên bản họp?
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?