Người có nhân thân xấu có được quyền nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật hay không?
Người có nhân thân xấu có được quyền nhận nuôi con nuôi hay không?
Theo khoản 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện đối với người nhận con nuôi như sau:
Điều kiện đối với người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.
2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.
Hiện nay chưa có bất kỳ một văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa thế nào là nhân thân xấu.
Tuy nhiên, chúng ta có thể định nghĩa nhân thân xấu là từ mà người dân Việt Nam dùng để để ám chỉ một người có tiền án, tiền sự, tức phạm tội; và đã bị cơ quan chức năng phát hiện; và đã xử phạt theo đúng quy định của pháp luật.
Theo quy định tại 2 Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 kể trên, pháp luật nghiêm cấm người có tiền án, tiền sự; đã bị cơ quan chức năng phát hiện và đã xử phạt, cụ thể là các trường hợp sau đây thì không được nhận nuôi con nuôi:
- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
- Đang chấp hành hình phạt tù;
- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
Như vậy, có thể nói rằng người có nhân thân xấu thì không được quyền nhận nuôi con nuôi.
Quyền nhận nuôi con nuôi (Hình từ Internet)
Cung cấp thông tin không đúng sự thật trong hồ sơ để đăng ký nhận nuôi con nuôi bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm a khoản 1 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Khai không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi;
b) Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi;
c) Không thực hiện nghĩa vụ báo cáo tình hình phát triển của con nuôi trong nước;
d) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp để làm thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi.
...
Như vậy, theo quy định trên người nào có hành vi cung cấp thông tin sai sự thật trong hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 3.000.000 đồng.
Đây là mức xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân có hành vi vi phạm, trường hợp tổ chức cố tình cung cấp thông tin không đúng sự thật trong quá trình đăng ký nhận nuôi con nuôi thì sẽ bị xử phạt với mức phạt bằng 02 lần cá nhân, tức là phạt lên đến 6.000.000 đồng (theo khoản 4 Điều 4 Nghị định 82/2020/NĐ-CP).
Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi có thông tin cung cấp sai sự thật bị xử lý ra sao?
Theo điểm a khoản 5 Điều 62 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về các hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi như sau:
Hành vi vi phạm quy định về nuôi con nuôi
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản đã cấp do có hành vi vi phạm quy định tại các điểm a và d khoản 1, điểm b khoản 2 Điều này; giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, các điểm b và c khoản 3 Điều này;
c) Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh và chi phí khác (nếu có) do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 3 Điều này.
Theo đó, cá nhân, tổ chức liên quan có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản cung cấp thông tin không đúng sự thật để đăng ký việc nuôi con nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?