Người có hành vi xúc phạm tôn giáo thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với các tôn giáo được pháp luật quy định?
Theo Điều 5 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với tôn giáo như sau:
"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc, mua chuộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo:
a) Xâm phạm quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội; xâm phạm thân thể, sức khỏe, tính mạng, tài sản; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân;
d) Chia rẽ dân tộc; chia rẽ tôn giáo; chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa những người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau."
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo để trục lợi.
Theo đó, hành vi xúc phạm đối với tôn giáo làm hành vi mà pháp luật nghiêm cấm thực hiện.
Hành vi xúc phạm tôn giáo có thuộc nội dung quản lý của nhà nước hay không?
Căn cứ theo Điều 60 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
"Điều 60. Nội dung quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Quy định tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
4. Phổ biến, giáo dục pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
5. Nghiên cứu trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
7. Quan hệ quốc tế trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo."
Từ quy định nêu trên có thể thấy nhà nước quản lý khác nhiều nội dung về tín ngưỡng tôn giáo trong đó có xử lý hành vi xúc phạm tôn giáo. Theo đó nếu phát hiện trường hợp có hành vi xúc phạm tôn giáo thì có thể trình báo với Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo tại Ủy ban nhân dân các cấp căn cứ theo quy định tại Điều 62 Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
"Điều 62. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.
Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.
2. Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo."
Xúc phạm tín ngưỡng tôn giáo
Người có hành vi xúc phạm tôn giáo thì sẽ bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 64 Luật Tín ngưỡng tôn giáo 2016 quy định về xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
"Điều 64. Xử lý vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo
1. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ quy định của Luật này và Luật xử lý vi phạm hành chính, Chính phủ quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền xử phạt, mức phạt cụ thể và thẩm quyền lập biên bản đối với hành vi vi phạm hành chính; chế độ áp dụng các biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo."
Tuy nhiên về chế tài cụ thể đối với hành vi này thì hiện nay chưa có văn bản quy định cụ thể về mức phạt trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo.
Đối với hành vi sử dụng mạng xã hội nhằm xúc phạm đến tôn giáo thì có thể căn cứ vào Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi bởi sửa đổi bởi Khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội
"1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;
..."
Như vậy, đối với hành vi xúc phạm tôn giáo trên mạng xã hội thì có thể bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?
- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?