Người có hành vi đe dọa giết người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì truy cứu tội danh gì?
- Người có hành vi đe dọa giết người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì truy cứu tội danh gì?
- Các tình tiết tăng nặng khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội đe dọa giết người khác là gì?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đe dọa giết người khác là bao lâu?
Người có hành vi đe dọa giết người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì truy cứu tội danh gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội đe dọa giết người
1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Đối với 02 người trở lên;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.
Như vậy, người nào có hành vi đe dọa giết người khác mà có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa giết người sẽ được thực hiện thì người đe dọa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội đe dọa giết người với hình phạt từ phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Người phạm tội đe dọa giết người bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu thuộc một trong các tình tiết định khung hình phạt tại khoản 2 Điều này.
Người có hành vi đe dọa giết người khác thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không? Nếu có thì truy cứu tội danh gì? (Hình từ Internet)
Các tình tiết tăng nặng khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội đe dọa giết người khác là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 (có cụm từ bị thay thế bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì những tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự khi xem xét quyết định hình phạt đối với người phạm tội đe dọa giết người khác bao gồm:
(1) Phạm tội có tổ chức;
(2) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
(3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
(4) Phạm tội có tính chất côn đồ;
(5) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
(6) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
(7) Phạm tội 02 lần trở lên;
(8) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
(9) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
(10) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
(11) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
(12) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
(13) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
(14) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
(15) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đe dọa giết người khác là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
...
Và theo quy định khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
...
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
...
Như vậy, theo các quy định trên thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội đe dọa giết người khác được xác định như sau:
- Người phạm tội bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm thì thời hiệu truy cứ TNHS là 05 năm.
- Người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm thì thời hiệu truy cứ TNHS là 10 năm.
Lưu ý: Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
- Nếu trong thời hạn trên mà người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
- Nếu trong thời hạn trên mà người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?
- Phân biệt biển báo cấm dừng xe và cấm đỗ xe 2025? Lỗi đỗ xe không bật đèn cảnh báo ô tô phạt bao nhiêu 2025?