Người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Người có hành vi cố ý gây thương tích của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
- Người cố ý gây thương tích cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tự nguyện khắc phục hậu quả có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
- Cơ quan có thẩm quyền xử phạt người vi phạm hành chính cố ý gây thương tích có tình tiết giảm nhẹ với mức xử phạt là mức trung bình là đúng hay sai?
Người có hành vi cố ý gây thương tích của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ theo khoản 5, điểm a khoản 13 và điểm đ khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về trật tự công cộng như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.
Theo đó, người có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.
Đồng thời, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác.
Cố ý gây thương tích cho người khác (Hình từ Internet)
Người cố ý gây thương tích cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tự nguyện khắc phục hậu quả có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?
Căn cứ tại Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về tình tiết giảm nhẹ như sau:
Tình tiết giảm nhẹ
Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:
1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;
7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;
8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.
Theo quy định trên, người vi phạm hành chính, cụ thể là có hành vi cố ý gây thương tích cho người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự tự nguyện khắc phục hậu quả được xem là một trong những tình tiết giảm nhẹ.
Cơ quan có thẩm quyền xử phạt người vi phạm hành chính cố ý gây thương tích có tình tiết giảm nhẹ với mức xử phạt là mức trung bình là đúng hay sai?
Tại khoản 4 Điều 23 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định như sau:
Phạt tiền
...
4. Mức tiền phạt cụ thể đối với một hành vi vi phạm hành chính là mức trung bình của khung tiền phạt được quy định đối với hành vi đó; nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt; nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt có thể tăng lên nhưng không được vượt quá mức tối đa của khung tiền phạt.
Như vậy, theo quy định trên hành vi tự nguyện khắc phục hậu quả được xem là tình tiết giảm nhẹ. Do đó, khi áp dụng hình thức phạt tiền mà có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt có thể giảm xuống nhưng không được thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt.
Cho nên, trong trường hợp này người vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả thì cơ quan công an sẽ xem xét giảm mức xử phạt xuống thấp hơn so với mức xử phạt trung bình của khung tiền phạt được quy định. Mức giảm bao nhiêu sẽ do cơ quan có thẩm quyền tự xem xét quyết định luật không có bắt buộc phải giảm xuống bao nhiêu.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền không xem xét đến tình tiết giảm nhẹ mà vẫn đưa ra mức xử phạt là mức trung bình của khung tiền phạt là không đúng với quy định trường hợp này có thể làm đơn khiếu nại đối với quyết định xử phạt này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?