Người có hành vi chèn cửa thoát nạn trong tòa nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Cho tôi hỏi đối với các cửa thoát nạn tại chung cư thì có cần phải làm chốt cửa hay không hay không cần lắp chốt để có thể sử dụng nhanh nhất trong trường hợp khẩn cấp? Người có hành vi chèn cửa thoát nạn thì bị xử phạt thế nào?

Hướng mở của các cửa thoát nạn trong tòa nhà chung cư phải là hướng nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ tiết 3.2.10 tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về hưởng mở cửa thoát nạn như sau:

"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
...
3.2.10 Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.
Không quy định chiều mở của các cửa đối với:
- Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4.
- Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B;
- Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên.
- Các buồng vệ sinh.
- Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.

Theo đó, hưởng mở cửa thoát nạn mở và các cửa khác trên đường thoát nạn được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà chung cư ra ngoài.

Tuy nhiên, đối với các gian phòng của nhà chung cư (F1.3) thì không quy định về chiều mở cửa.

Người có hành vi chèn cửa thoát nạn trong tòa nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào? Các cửa thoát nạn tại tòa nhà chung cư có cần phải làm có cần phải làm chốt khóa cửa hay không?

Các cửa thoát nạn tại tòa nhà chung cư có cần phải làm có cần phải làm chốt khóa cửa hay không?

Các cửa thoát nạn tại tòa nhà chung cư có cần phải làm có cần phải làm chốt khóa cửa hay không?

Căn cứ tiết 3.2.11 tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD quy định về việc cửa thoát nạn như sau:

"3. BẢO ĐẢM AN TOÀN CHO NGƯỜI
...
3.2 Lối ra thoát nạn và lối ra khẩn cấp
...
3.2.11 Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.
Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa. Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng, cửa của buồng thang bộ phải bảo đảm là cửa ngăn cháy loại 1 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II; loại 2 đối với nhà có bậc chịu lửa III, IV; và loại 3 đối với nhà có bậc chịu lửa V.
..."

Như vậy, theo quy định trên thì các cửa thoát nạn ở nhà chung cư từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ không cần phải có chốt khóa cửa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa.

Người có hành vi chèn cửa thoát nạn trong tòa nhà chung cư sẽ bị xử phạt hành chính như thế nào?

Căn cứ Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với hành vi chèn cửa thoát nạn như sau:

"Điều 40. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; các khoản 4 và 5 Điều này."

Từ quy định trên thì trường hợp một người có hành vi chèn cửa thoát nạn thì khi bị phát hiện sẽ bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Ngoài ra phải khôi phục lại tình trạng của cửa thoát nạn về tình trạng ban đầu.

Nhà chung cư Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Nhà chung cư
Cửa thoát nạn
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Cách bố trí nội thất căn hộ chung cư theo phong thủy
Pháp luật
Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
Pháp luật
Đã nhận bàn giao căn hộ trong nhà chung cư nhưng chưa sử dụng thì có cần phải đóng kinh phí quản lý vận hành nhà chung cư không?
Pháp luật
Không gian sinh hoạt cộng đồng của nhà chung cư phải đảm bảo có diện tích tối thiểu là bao nhiêu m2?
Pháp luật
Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư bao gồm những công việc nào? Ai là người quản lý vận hành nhà chung cư?
Pháp luật
Chỗ để xe của nhà chung cư thuộc quyền sở hữu của ai? Chủ đầu tư có được giữ chỗ để xe ô tô làm tài sản riêng của mình không?
Pháp luật
Điều chỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện khi tiến độ dự án bị kéo dài?
Pháp luật
Phần diện tích riêng của nhà chung cư bao gồm những diện tích nào? Cách xác định diện tích chung và riêng của nhà chung cư theo quy định mới nhất hiện nay?
Pháp luật
Thời hạn sử dụng nhà chung cư tối đa là 50 năm đúng không? Hết thời hạn sử dụng thì người mua sẽ mất nhà đúng không?
Pháp luật
Hiểu thế nào về nhà chung cư, tòa nhà chung cư, cụm nhà chung cư? Nguyên tắc quản lý, sử dụng nhà chung cư?
Pháp luật
Người đang sử dụng nhà ở chưa xác định được chủ sở hữu đối với nhà chung cư thì việc bàn giao hồ sơ nhà ở thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà chung cư
5,307 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà chung cư Cửa thoát nạn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nhà chung cư Xem toàn bộ văn bản về Cửa thoát nạn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào